19/10/2023 17:28 GMT+7

Không thuộc danh mục động vật nguy cấp, cheo cheo lưng bạc được bảo vệ ra sao?

Loài cheo cheo lưng bạc vừa được phát hiện còn tồn tại ngoài tự nhiên sau gần 30 năm "mất tích" tại Việt Nam. Tuy số lượng còn ở nước ta rất ít, nhưng hiện chưa có đủ căn cứ để bảo vệ.

Bẫy ảnh chụp được cheo cheo lưng bạc ngoài tự nhiên - Ảnh Viện Sinh thái học Miền Nam

Bẫy ảnh chụp được cheo cheo lưng bạc ngoài tự nhiên - Ảnh Viện Sinh thái học Miền Nam

Tại hội thảo quốc tế "Thúc đẩy công tác bảo tồn cheo cheo lưng bạc và hệ sinh thái rừng khô hạn ven biển của Việt Nam", các chuyên gia trong và ngoài nước đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ với cheo cheo lưng bạc (Tragulus versicolor) trước nạn săn bắn động vật hoang dã.

Hội thảo do Viện Sinh thái học miền Nam phối hợp UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức tại trụ sở Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) trong hai ngày 18 và 19-10.

Bẫy ảnh chụp được cheo cheo lưng bạc tại Ninh Thuận

Theo các chuyên gia, cheo cheo lưng bạc là loài thú móng guốc nhỏ nhất Việt Nam. Loài này chỉ được biết đến qua các mẫu vật do các nhà tự nhiên học nước ngoài thu thập ở Khánh Hòa (năm 1906 và 1910) và Gia Lai (năm 1990).

Bẫy ảnh ghi khoảnh khắc cheo cheo lưng bạc xuất hiện tại Ninh Thuận sau 30 năm ‘mất tích’

Ông Trần Văn Tiếp - giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa - cho biết cheo cheo lưng bạc được phát hiện ngoài tự nhiên năm 2018.

Đây là phát hiện đa dạng sinh học quan trọng bởi loài thú này đã được một số chuyên gia quốc tế nghi ngờ khả năng tồn tại ngoài tự nhiên sau khi "mất tích" ở Việt Nam gần 30 năm.

Phát hiện không những chứng thực tầm quan trọng của sinh cảnh rừng khô hạn ven biển ở Vườn quốc gia Núi Chúa, mà còn thể hiện giá trị của công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực này.

Các khảo sát bẫy ảnh trong hệ sinh thái rừng khô ven biển Nam Trung Bộ đã phát hiện được 4 quần thể cheo cheo độc lập khác.

Quang cảnh hội thảo quốc tế - Ảnh: DUY NGỌC

Quang cảnh hội thảo quốc tế - Ảnh: DUY NGỌC

Ông Andrew Tilker - điều phối viên Tổ chức Tái hoang dã Mỹ - cho biết cheo cheo lưng bạc là một trong những loài động vật rất quý hiếm, bởi chúng chỉ được tìm thấy ở loại sinh cảnh rừng khô hạn vốn còn lại rất ít ở Việt Nam.

"Cheo cheo lưng bạc là một trong những loài quan trọng nhất đối với hệ sinh thái rừng khô hạn, bởi nó ăn thực vật và phát tán hạt, sau một quá trình dài việc này giúp cho cánh rừng khỏe mạnh" - ông Andrew Tilker nói.

Chiều 19-10, các chuyên gia trong nước và quốc tế đi khảo sát thực tế tại Vườn quốc gia Núi Chúa - Ảnh: DUY NGỌC

Chiều 19-10, các chuyên gia trong nước và quốc tế đi khảo sát thực tế tại Vườn quốc gia Núi Chúa - Ảnh: DUY NGỌC

Đừng đợi đến khi quá muộn, quá khó

Tại hội thảo, các chuyên gia cho biết hiện tình trạng săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã vẫn còn tồn tại, trở thành mối đe dọa lớn đối với loài cheo cheo lưng bạc.

Theo đại diện Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện cheo cheo lưng bạc không thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, đang được phân hạng thiếu dữ liệu (DD) trong Sách đỏ (các loài sinh vật bị đe dọa tuyệt chủng) của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN.

Theo các chuyên gia, nếu đợi đến khi quần thể của loài trở nên cực kỳ nhỏ và phân bố rải rác như các loài thú đặc hữu khác của Việt Nam như sao la và mang lớn thì công tác bảo tồn sẽ trở nên tốn kém gấp nhiều lần.

Chuyên gia nước ngoài hỏi về việc đặt bẫy ảnh cheo cheo tại Vườn quốc gia Núi Chúa - Ảnh: DUY NGỌC

Chuyên gia nước ngoài hỏi về việc đặt bẫy ảnh cheo cheo tại Vườn quốc gia Núi Chúa - Ảnh: DUY NGỌC

Vậy cần làm gì để đảm bảo loài cheo cheo lưng bạc không biến mất trong tương lai gần?

Ông Ngô Lê Trụ, chuyên viên Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết sự suy giảm nhanh chóng của quần thể động vật hoang dã, đặc biệt các loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có cheo cheo lưng bạc, đòi hỏi phải thực hiện ngay kế hoạch hành động phù hợp.

"Việc mở rộng hợp tác, trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các quốc gia khác nhau, giữa các tổ chức bảo tồn, viện nghiên cứu địa phương và quốc tế rất quan trọng để xác định các hành động phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính và nhân lực" - ông Trụ nói.

Anh Marcus Chua, nghiên cứu sinh Trường đại học Quốc gia Singapore, nói: “Ở Mỹ khi phát hiện cheo leo lưng bạc bị bắt hoặc bị làm thịt, người dân sẽ chụp ảnh đăng tải lên mạng sẽ hội để ngành chức năng ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Tôi nghĩ ở Việt Nam cũng nên khuyến khích người dân làm như thế để bảo vệ cheo cheo lưng bạc được tốt hơn”.

Bếp hồng lại rực ở Cheo LeoBếp hồng lại rực ở Cheo Leo

TTCT - Cái bếp than trong một tiệm cà phê nhỏ giản dị giữa Sài Gòn chưa bao giờ thôi đỏ lửa quá lâu mấy chục năm qua lại phải nguội lạnh hàng tháng trời vì COVID-19. Ngày than hồng đỏ lại, đun nóng những chiếc siêu thô mộc bằng đất vì thế là niềm vui không chỉ của chủ quán mà còn cả những khách quen, dù họ vẫn còn phải chào nhau qua khe cửa hé.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên