TTO - Tranh luận là bàn cãi có lí lẽ để tìm ra lẽ phải. Từ khi ra đời, đây là một trong những chuyên mục thu hút sự quan tâm nhất của bạn đọc. Năm Đinh Dậu sắp khép lại, chúng tôi xin giới thiệu 10 câu chuyện mang lại nhiều tranh luận nhất trên Tuổi Trẻ Online.

10 câu chuyện bạn đọc Tuổi Trẻ Online tranh luận sôi nổi năm Đinh Dậu - Ảnh 1.

Chuyện bỏ hộ khẩu trong quản lý hành chính đã được bàn đi, xới lại nhiều năm nay. Xung quanh vấn đề này, Tuổi Trẻ đã có nhiều bài viết, tạo thăm dò trên Tuổi Trẻ Online đã nhận được hàng trăm ý kiến phản hồi của bạn đọc.

10 câu chuyện bạn đọc Tuổi Trẻ Online tranh luận sôi nổi năm Đinh Dậu - Ảnh 2.

Có hai luồng quan điểm chính là ủng hộ việc bỏ hộ khẩu, số rất ít còn lại cho rằng chưa thể bỏ hộ khẩu vì nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác.

Những bạn đọc chưa đồng tình bỏ hộ khẩu là do chưa thấy sự đồng bộ trong quản lý thông tin cá nhân từ các cơ quan ban ngành. 

Và, qua một thời gian dài chuẩn bị, ngày 30-10-2017 Chính phủ đã đồng ý bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân trong quản lý dân cư để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân.

Đây là bước đi cần thiết tiến tới việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an


10 câu chuyện bạn đọc Tuổi Trẻ Online tranh luận sôi nổi năm Đinh Dậu - Ảnh 3.

Sau khi Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong đề xuất lên UBND TP.HCM và Sở GTVT về dự án thu phí ôtô đi vào trung tâm TP để hạn chế ùn tắc giao thông, nhiều chuyên gia giao thông không đồng tình với dự định này.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo "thu phí ôtô vào trung tâm TP để hạn chế ùn tắc giao thông". 

Nhiều ý kiến tại hội nghị không đồng tình, cho rằng dự thảo này hiệu quả không cao.

10 câu chuyện bạn đọc Tuổi Trẻ Online tranh luận sôi nổi năm Đinh Dậu - Ảnh 4.

Từ TP.HCM ra Hà Nội dự đám cưới của một người thân, dự xong rồi bạn đọc Vũ Trung Kiên nghĩ đến những tiệc cưới ở Sài Gòn và tự hỏi: "TP.HCM là thành phố năng động với những con người năng động. Hãy thay đổi, tổ chức tiệc cưới không kéo dài thời gian, không ép nhau bia rượu như ở Hà Nội, được không?"

Ngay lập tức câu hỏi này đã tạo được nhiều bạn đọc tranh luận sôi nổi. Thậm chí, có bạn đọc còn đưa ra "4 lý do giải thích vì sao ở Hà Nội ăn cưới ‘gọn lẹ’ hơn Sài Gòn".

10 câu chuyện bạn đọc Tuổi Trẻ Online tranh luận sôi nổi năm Đinh Dậu - Ảnh 5.
10 câu chuyện bạn đọc Tuổi Trẻ Online tranh luận sôi nổi năm Đinh Dậu - Ảnh 6.

"Trừ tiền cứu trợ để xây cổng làng"; Một cổng làng "khủng" xây dựng gần 3 tỉ đồng ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu được xem là cổng làng to nhất ở Nghệ An vừa bị phá kỷ lục bởi một cổng làng mới hơn ở xã Diễn Hoàng, Diễn Châu với kinh phí 4 tỉ đồng... là những thông tin khiến nhiều bạn đọc quan tâm và bàn luận sôi nổi.

Nhiều bạn đọc đã hỏi: "Trường học, khu vui chơi trẻ em, bệnh viện thì không xây, dựng 4 tỉ để mưa gió giữa trời vậy có thấy xót xa không ?"

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng: "Tiền của họ họ, họ muốn làm gì tùy họ. Miễn là không hại ai và phạm pháp thì chẳng có gì mà phải trách hoặc nói này nói kia cả".

10 câu chuyện bạn đọc Tuổi Trẻ Online tranh luận sôi nổi năm Đinh Dậu - Ảnh 7.

"Xe cộ ùn ứ: bóp còi! Người khác không tránh đường: bóp còi! Chào nhau: bóp còi! Về nhà, gọi mở cửa: lại bóp còi!... Ở Lào, người ta nhận xét: "Nghe tiếng còi xe, biết ngay người Việt!"

10 câu chuyện bạn đọc Tuổi Trẻ Online tranh luận sôi nổi năm Đinh Dậu - Ảnh 8.

Câu chuyện kể của bạn đọc Pha Lập về văn hóa giao thông của một bộ phận người Việt đã khiến chúng ta giật mình xem lại mình.

Giờ đây ở các thành phố của Việt Nam, ai cũng dễ nhận ra "nét đặc trưng" của chúng chính là tiếng còi xe inh ỏi, liên hồi, không theo qui ước nào. 

Ở các nước Đông Nam Á hầu như không có chuyện bóp còi xe vô tội vạ như ở Việt Nam, ngay cả ở Bangkok (Thái Lan) kẹt xe còn trầm trọng hơn Hà Nội và TP.HCM nhưng mấy khi nghe được tiếng còi xe xé tai.

Nhiều lái xe ở Việt Nam nói nếu không bóp còi thì không chạy được giữa mê hồn trận giao thông hiện nay. Tuy nhiên, thực tế có phải vậy?

10 câu chuyện bạn đọc Tuổi Trẻ Online tranh luận sôi nổi năm Đinh Dậu - Ảnh 9.
10 câu chuyện bạn đọc Tuổi Trẻ Online tranh luận sôi nổi năm Đinh Dậu - Ảnh 10.

Hội thảo khoa học chuyên đề "Tác động của chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đến chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên" do Văn phòng chương trình khoa học giáo dục - Bộ GD-ĐT phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức tại sáng 13-12 đã có nhiều ý kiến tranh luận khá sôi nổi về chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm.

Trong đó, có ý kiến đề nghị bỏ ngay chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm vì thực tế đã bộc lộ nhiều hạn chế.

Trước đó, khi một số trường sư phạm tuyển sinh viên với điểm đầu vào quá thấp câu hỏi này cũng mang lại nhiều ý kiến tranh luận trái chiều.

10 câu chuyện bạn đọc Tuổi Trẻ Online tranh luận sôi nổi năm Đinh Dậu - Ảnh 11.

Lúc 23h20 đêm 5-11-2017, cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người hiến tặng Nhà nước 5.147 lượng vàng trong Tuần lễ vàng (năm 1945) đã qua đời tại nhà riêng 34 Hoàng Diệu, Hà Nội, hưởng thọ 104 tuổi.

Vốn có tinh thần yêu nước, Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, ông bà Trịnh Văn Bô đã dành ngôi nhà 48 Hàng Ngang để cán bộ cách mạng làm nơi làm việc.

10 câu chuyện bạn đọc Tuổi Trẻ Online tranh luận sôi nổi năm Đinh Dậu - Ảnh 12.

Chỉ ít ngày sau đó, hưởng ứng Tuần lễ vàng do Chính phủ phát động, gia đình thương nhân Trịnh Văn Bô đã ủng hộ tới 5.147 lượng vàng, trong khi ngân khố trống rỗng...

Sinh thời, ông bà có nghĩa cử cao đẹp với đời, với dân với nước, được triệu triệu người ngưỡng mộ. Nay khi bà mất, nhiều bạn đọc đề nghị Nhà nước nên sớm dựng tượng ông bà để thể hiện truyền thống "uống nước, nhớ nguồn" đồng thời còn giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước rất thiết thực cho thế hệ trẻ.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng thiếu gì cách để ghi nhớ công ơn ông bà cụ, đâu nhất thiếu dựng tượng.

10 câu chuyện bạn đọc Tuổi Trẻ Online tranh luận sôi nổi năm Đinh Dậu - Ảnh 13.

Ngày 5-9, tin từ Văn phòng UBND TP Cần Thơ cho biết chủ tịch UBND TP Võ Thành Thống vừa ký quyết định ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp khối nhà nước của TP.

Theo quy tắc ứng xử TP Cần Thơ mới ban hành, nam cán bộ, công chức mặc áo sơ mi, quần tây (cho áo vào quần), sử dụng giày hoặc dép có quai hậu; nữ cán bộ, công chức mặc áo sơ mi, quần tây, áo dài, váy, đầm công sở… Đặc biệt, cả nam và nữ không mặc quần jeans, áo thun các loại.

Xung quanh quy định này, phần lớn là ủng hộ. Tuy nhiên theo một số cán bộ, công chức quy định không được mặc quần jeans đi làm là cứng nhắc.

Còn với bạn đọc Tuổi Trẻ Online cũng có nhiều tranh luận trái chiều.

10 câu chuyện bạn đọc Tuổi Trẻ Online tranh luận sôi nổi năm Đinh Dậu - Ảnh 14.
10 câu chuyện bạn đọc Tuổi Trẻ Online tranh luận sôi nổi năm Đinh Dậu - Ảnh 15.

Liên quan đến đề xuất cho phép đặc khu kinh tế được phép mở các "phố đèn đỏ" như một số nước, ông Trần Chí Dũng - Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang cho biết đây là vấn đề nhạy cảm ở xã hội Việt Nam.

Ông Dũng cho rằng riêng việc cho phép dịch vụ giải trí có casino ở Phú Quốc thôi cũng phải bàn đi bàn lại rất nhiều lần, còn ở đây là hợp pháp hóa hoạt động mại dâm nên tôi nghĩ không hề đơn giản.

Với bạn đọc Tuổi Trẻ Online, cũng có ý kiến tranh luận trái chiều về vấn đề này. Tuy nhiên, quan điểm chung vẫn là: không phải thấy cái gì có lợi là làm, bất chấp thuần phong mỹ tục.

Không phải lấy cái cớ người ta làm được thì mình cũng làm được. Phải tính đến nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố văn hóa, con người, điều kiện xã hội, điều kiện lịch sử. 

Trong đó, bài viết của bạn đọc Hai Nguyen: "3 lý do không nên hợp thức hóa mại dâm ở VN" thu hút đến 241 bình luận của bạn đọc.

10 câu chuyện bạn đọc Tuổi Trẻ Online tranh luận sôi nổi năm Đinh Dậu - Ảnh 16.

Sau kỳ tích giành quyền vào chơi trận chung kết giải U23 châu Á, một số ý kiến cho rằng không thể phủ nhận các cầu thủ U23 VN càng đá càng hay, nhưng cũng phải thừa nhận rằng đối thủ của HLV Park Hang Seo đã mắc sai lầm nghiêm trọng dẫn đến thất bại. Nói cách khác, các "ông lớn’ đã tự bắn vào chân mình.

Không đồng ý với nhận định này, cũng có ý kiến phản biện, cho rằng đồng ý VN vào được chung kết giải U-23 châu Á một phần do may mắn. Nhưng, nếu chỉ biết ngồi đợi đối thủ 'tự bắn chân mình' hay 'há miệng chờ sung rụng' thì làm sao lọt vào hai đội mạnh nhất giải tranh chức vô địch?

Để chứng minh cho lập luận của mình đúng, bạn đọc Đại Lâm phân tích: "Nếu chỉ thắng một trận, có thể do may mắn. Nhưng đến trận thắng thứ hai thì không còn là may mắn nữa rồi. Chẳng lẽ nào có một sự trùng hợp đến bất ngờ khi tất cả các đối thủ của U23 Việt Nam đều mắc sai lầm?


TRUNG DÂN
DAD, NOP
THÙY TRANG
BẢO SUZU
07/02/2018
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên