04/03/2018 16:34 GMT+7

Mùa lễ hội có vẻ bình yên nhưng vẫn còn cuồng tín

VŨ VIẾT TUÂN
VŨ VIẾT TUÂN

TTO - Mấy năm trước, mùa lễ hội ở miền Bắc như được mặc định gắn với những hình ảnh xấu xí: chen lấn, xô đẩy, tranh cướp lộc, cướp phết đến nỗi lao vào đánh nhau bất chấp nguy hiểm đến tính mạng...

Mùa lễ hội có vẻ bình yên nhưng vẫn còn cuồng tín - Ảnh 1.

Khi không nhét được vào tai thì thả tiền lẻ lên đầu tượng. Ảnh chụp tại phủ Dầy, Nam Định Tết Nguyên đán 2018 - Ảnh: NAM TRẦN

Nhiều người dân nhận thức về tín ngưỡng còn hạn chế nên đặt niềm tin vào những điều hão huyền không có căn cứ

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch TRỊNH THỊ THỦY

Nhưng mùa lễ hội năm nay đã trôi qua được nửa tháng, dù vẫn còn không ít những điều ngang tai, trái mắt nhưng đã bình yên, bớt bạo lực hơn.

Kết quả này một phần bởi công tác tổ chức lễ hội được siết chặt hơn, từ Chính phủ đến Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch cùng các địa phương. 

Ngay từ đầu năm, Thủ tướng đã có công điện yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ trong giờ hành chính. 

Cục Văn hóa cơ sở liên tục phát công văn đến các địa phương có lễ hội thường xảy ra sự cố yêu cầu siết chặt công tác tổ chức. Có những ngày, liên tiếp 2-3 công văn được phát đi.

Vậy nên, hai trong những lễ hội lớn đầu năm là chùa Hương và hội Gióng đều không còn tái diễn hình ảnh cướp lộc, cướp kiệu hoa tre. 

Khi hội Gióng không còn cướp kiệu hoa tre... Khi hội Gióng không còn cướp kiệu hoa tre...

TTO - Năm đầu tiên hội Gióng bỏ tục cướp kiệu hoa tre và kiệu trầu cau đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều của người dân.

Lễ khai ấn đền Trần tại Nam Định dù vẫn đông nghịt người nhưng không còn cảnh những người đeo thẻ đại biểu ngang nhiên ném tiền lẻ như mưa rào rào vào kiệu ấn hoặc lao vào ban thờ tranh cướp lộc, giật bảo kiếm xuống. 

Rạng sáng, biển người vật vờ, ngất xỉu chờ phát ấn đền Trần Rạng sáng, biển người vật vờ, ngất xỉu chờ phát ấn đền Trần

TTO - Hàng ngàn người thức trắng đêm, vật vờ, chen lấn nhau để chờ phát ấn đền Trần, Nam Định rạng sáng 2-3.

Năm nay, công văn đề nghị bỏ tục đốt vàng mã ở các cơ sở thờ tự Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tạo thêm hiệu ứng tích cực để người dân dần từ bỏ thói quen này.

Nhưng sự bình yên trên bề mặt những lễ hội lớn ấy vẫn không khỏa lấp được nỗi lo về những sai lầm hơn 40 năm qua trong hiểu biết, thực hành tín ngưỡng của người Việt. 

Dẫn chứng tiêu biểu là dù rất nhiều chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lên tiếng khẳng định tục dâng sao giải hạn không có nguồn gốc từ đạo Phật, nhưng đêm 14 tháng giêng, hàng chục nghìn người vẫn chen nhau tràn ra đường để được dự lễ dâng sao giải hạn chùa Phúc Khánh. 

Tinh thần Phật giáo không có cúng tế, dâng sao, xem ngày tháng Tinh thần Phật giáo không có cúng tế, dâng sao, xem ngày tháng

TTO - Tại Hà Nội, trong ngày mùng 8 và 14 tháng giêng vừa qua, hàng nghìn lượt người đã tìm đến tổ đình (chùa) Phúc Khánh đăng ký làm lễ dâng sao giải hạn.

Hoặc chuyện dở cười dở khóc hơn là hàng trăm người dân ra xem, thậm chí còn thắp nhang cúng bái một con cá nổi lên rồi lặn xuống ở Nghệ An, vì tin đó là "cá thần"!

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Trịnh Thị Thủy cũng phải thốt lên rằng, những câu chuyện trên thể hiện rõ sự cuồng tín mê muội của một số người. 

Cả trăm người đi xem một con cá ‘nổi lên lại chìm xuống’ Cả trăm người đi xem một con cá ‘nổi lên lại chìm xuống’

TTO - Nghe tin có một con cá xuất hiện trong kênh nước, hàng trăm người đã kéo đến xã Hiến Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An để xem, thậm chí có người còn mang nhang, hoa đến… cúng!

Dù nhiều nhà nghiên cứu lên tiếng khẳng định khai ấn ở đền Tức Mặc là một xuyên tạc lịch sử, không có căn cứ khoa học, nhưng hàng nghìn người dân vẫn chen nhau xếp hàng đứng đợi trong đêm lạnh để mua ấn "Trần miếu tự điển"... 

Những đồng tiền lẻ vẫn được nhét vào đầu, tay, tai... tượng Phật, tượng La Hán tại chùa Bái Đính, Yên Tử...

Tiền lẻ "bủa vây" khu thờ tự đền Bà Chúa Kho Tiền lẻ 'bủa vây' khu thờ tự đền Bà Chúa Kho

TTO - Hàng nghìn du khách chen chân ở đền Bà Chúa Kho (Cỗ Mễ, Vũ Ninh,TP Bắc Ninh) để xin lộc đầu năm, tình trạng người dân thả tiền lẻ vào nơi thờ Bà Chúa Kho tiếp tục diễn ra.

"Một số người lợi dụng nhận thức không đầy đủ và sự cuồng tín của người dân để thổi vào đó câu chuyện tâm linh không có thật rồi đẩy lên thành sự trục lợi. 

Chính quyền địa phương dù biết nhưng vẫn để câu chuyện tâm linh được thổi phồng lên. Đây là bài toán sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức không chỉ của riêng ngành văn hóa" thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cắt nghĩa về sự mê tín dẫn đến cuồng tín của nhiều người hiện nay.

Còn nói như TS Nguyễn Văn Vịnh - cựu phó viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và phát triển, sự mê tín đó là chỉ báo về sự mất thăng bằng, đảo lộn của các hệ giá trị trong xã hội nước ta hiện nay.

Vậy nên, sự bình yên của lễ hội sẽ khó lâu bền nếu sự mê tín còn ăn sâu trong cách nghĩ của nhiều người.

Không còn cảnh máu me ở lễ hội Chém lợn Ném Thượng Không còn cảnh máu me ở lễ hội Chém lợn Ném Thượng

TTO - Sáng 21-2 (tức mùng 6 Tết), tại đình làng Ném Thượng (phường Niệm Nghĩa, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) đã diễn ra lễ hội chém lợn.

Lễ hội chùa Ông, chùa Bà không đốt vàng mã, không rải tiền lẻ Lễ hội chùa Ông, chùa Bà không đốt vàng mã, không rải tiền lẻ

TTO - Từ ngày 25 đến 27-2 (mùng 10 đến 13 tháng giêng), Thất phủ cổ miếu, còn gọi là chùa Ông (TP Biên Hòa, Đồng Nai) vào hội. Trong ngoài chùa hoàn toàn không thấy đốt vàng mã, rải tiền lẻ.

VŨ VIẾT TUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên