31/12/2023 08:19 GMT+7

Tiết kiệm tiền triệu nhờ thanh toán không tiền mặt

Nhờ thanh toán không tiền mặt khi mua sắm trực tuyến, nhiều khách hàng không chỉ tiết kiệm được thời gian mà còn lời bạc triệu.

Nhiều lựa chọn thanh toán không tiền mặt cho người dùng khi mua sắm - Ảnh: ĐỨC THIỆN

Nhiều lựa chọn thanh toán không tiền mặt cho người dùng khi mua sắm - Ảnh: ĐỨC THIỆN

Để thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, nhiều nhà bán hàng, sàn thương mại điện tử liên tục nâng cấp ứng dụng cũng như tung ra các khuyến mãi hấp dẫn.

Mình trả tiền qua ví điện tử, trở thành đơn hàng 0 đồng, nên khi người giao hàng tới thì mình chỉ có việc nhận, nhanh gọn. Bữa nào không có ở nhà, nhờ người thân nhận giùm mà không cần nghĩ tới việc trả tiền nữa, tiện lợi quá còn gì.

Anh Minh Hoàng (32 tuổi, nhân viên thiết kế, TP.HCM)

Trả tiền qua thẻ, ví điện tử để được "ăn" khuyến mãi 0 đồng

Khoảng hơn hai năm trở lại đây, trong ví của Ngọc Ánh (nhân viên marketing, Q.Bình Thạnh) chỉ thường để một ít tiền mặt phòng hờ lúc cần đột xuất hay khi trả tiền gửi xe. Các giao dịch còn lại được cô ưu tiên thanh toán bằng cách quẹt thẻ tín dụng, quét mã QR, sử dụng ví điện tử...

"Ở TP.HCM ra đường mà quên tiền mặt vẫn sống khỏe. Hồi xưa quên mang ví là lo sốt vó, giờ chỉ cần có điện thoại là mọi việc đều được xử lý êm. Ăn cơm gà, đổ xăng, đi mua sắm... chuyển khoản cái một", Ngọc Ánh cho hay.

Trong cuộc chuyển mình, tăng tốc thanh toán không tiền mặt, nhiều người dân và cả doanh nghiệp đều cảm thấy thuận lợi và yêu thích. Tự nhận bản thân bị nghiện mua sắm trực tuyến, Hải Yến (sinh viên Trường đại học Văn Lang) biết rõ cách để gặt được nhiều lợi thế nhất.

Chứng minh cụ thể, theo thông tin đơn hàng mua sách gần đây của cô trên sàn thương mại điện tử Shopee, hai quyển sách có giá gốc 300.000 đồng, nhưng sau khi được tiệm sách khuyến mãi, cộng được giảm giá phí vận chuyển (15.000 đồng), áp khuyến mãi nhờ thanh toán bằng ví điện tử ShopeePay (25.000 đồng), tổng số tiền phải trả cuối cùng chỉ còn 260.500 đồng.

Đối với các đơn hàng mỹ phẩm, đồ gia dụng, quần áo... có giá trị lớn hơn, việc thanh toán qua ví điện tử của sàn cũng giúp cô tiết kiệm hàng trăm ngàn đồng trong mỗi lần mua sắm.

Trong sự kiện mua sắm sinh nhật 12-12 của sàn Shopee vừa qua, ví điện tử ShopeePay của sàn đã ghi nhận số lượng người dùng mới tăng gấp 6,1 lần so với trung bình ngày thường. Tổng số lượng đơn hàng được thanh toán tăng gấp 5,3 lần so với trung bình ngày thường. Đáng chú ý, một người dùng đã thanh toán đến 90 đơn hàng bằng ShopeePay xuyên suốt sự kiện 12-12.

Không chỉ "ăn" được khuyến mãi, nhiều khách hàng cho biết rất ưa chuộng thanh toán không tiền mặt khi mua hàng trực tuyến, vì hạn chế phiền phức và tiết kiệm thời gian.

Mong mua sắm an toàn hơn

Sự tiện lợi của mua sắm qua mạng và thanh toán không tiền mặt ngày càng thể hiện rõ và được đông đảo người dân đón nhận. Tuy nhiên, nỗi lo khi tham gia thương mại điện tử vẫn luôn thường trực.

Theo kết quả khảo sát kiến thức mua sắm trực tuyến an toàn của người dùng do sàn Shopee công bố cuối tháng 11-2023, ba hình thức lừa đảo hay gian lận khiến người tiêu dùng Việt lo ngại nhất khi mua sắm trên các nền tảng online là: mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng chất lượng kém; gặp phải người bán lừa đảo; mất cắp thông tin dữ liệu cá nhân.

Tuy nhiên, chỉ có 5 trên 10 người dùng trực tuyến tham gia khảo sát hiểu rõ về các hình thức lừa đảo, gian lận trực tuyến và tự tin sẽ không trở thành nạn nhân của các hình thức này.

Khi được hỏi các sàn thương mại điện tử như Shopee có thể làm tốt hơn ở khía cạnh nào để bảo vệ người dùng khỏi bị lừa đảo hoặc gian lận trực tuyến, hơn 70% người tham gia khảo sát mong đợi sàn sẽ tiếp tục cải thiện và tối ưu hóa hiệu suất của các tính năng hỗ trợ trong ứng dụng.

Đồng thời, người dùng cũng mong muốn sàn tiếp tục thực hiện các hoạt động tuyên truyền định kỳ, cung cấp hướng dẫn chi tiết để nâng cao khả năng nhận diện và ngăn chặn lừa đảo trực tuyến, đặc biệt là trong bối cảnh các hình thức lừa đảo trực tuyến đang ngày càng trở nên phức tạp.

Theo ghi nhận từ Shopee, 97% người mua và 98% người bán tham gia khảo sát đã biết đến ít nhất một trong các chính sách hỗ trợ của sàn này liên quan đến mua sắm an toàn. Trong đó, hai chính sách được biết đến nhiều nhất là Trả hàng hoàn tiền và Đồng kiểm.

Cụ thể, chính sách Đồng kiểm giúp đảm bảo quyền lợi của người mua bằng cách cho phép kiểm tra tình trạng ngoại quan, số lượng hàng hóa trước khi nhận. Chính sách Trả hàng hoàn tiền tạo điều kiện để người dùng hoàn hàng, trả tiền nếu sản phẩm không đúng mô tả, hết hạn sử dụng, hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển...

Theo khảo sát, 6 trên 10 người tiêu dùng cảm thấy yên tâm và tự tin mua sắm hơn khi được bảo vệ bởi chính sách Trả hàng hoàn tiền của Shopee.

Bên cạnh mối quan tâm tích cực dành cho các chính sách hỗ trợ trên, đánh giá sản phẩm cũng đóng một vai trò quan trọng trong quyết định mua sắm trực tuyến của người dùng. Kết quả khảo sát cho thấy gần 60% người tham gia khảo sát cho biết họ thường xem xét và sẽ quyết định mua các sản phẩm dựa trên lượt đánh giá cao.

Giao dịch không tiền mặt gần 219,5 triệu tỉ đồng

Người dùng mong muốn được hỗ trợ mua sắm đảm bảo an toàn qua mạng - Ảnh: TƯỜNG VI

Người dùng mong muốn được hỗ trợ mua sắm đảm bảo an toàn qua mạng - Ảnh: TƯỜNG VI

Tại chương trình do báo Tuổi Trẻ tổ chức vào giữa năm nay, Phó thủ tướng Lê Minh Khái nhận định, thanh toán không tiền mặt trở nên phổ biến với mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, tạo động lực cho sự phát triển của dịch vụ thanh toán số thông minh, góp phần đưa Việt Nam tiến nhanh hơn với xã hội số trong tương lai.

Sau hai năm triển khai quyết định số 1813, phê duyệt "Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025", chúng ta gặt hái được kết quả ấn tượng như: trên 75% người dân có tài khoản ngân hàng, hơn 7,59 tỉ giao dịch không tiền mặt với giá trị đạt gần 219,5 triệu tỉ đồng.

Tốc độ tăng trưởng hằng năm trong thanh toán ở kênh di động, Internet, mã QR đạt trên 100%. Nhiều dịch vụ ngân hàng được thực hiện hoàn toàn trên kênh số với quy trình và thủ tục đơn giản, nhanh chóng.

Nâng cao kiến thức an toàn giao dịch

Nhằm hỗ trợ và bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến một cách toàn diện hơn, ngày 30-11 và 03-12 vừa qua, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã phối hợp với sàn Shopee tổ chức chuỗi tập huấn dành cho người bán tại Hà Nội và Đồng Nai, giúp họ phát triển kỹ năng kinh doanh, nâng cao kiến thức về đảm bảo an toàn trong giao dịch trên môi trường thương mại điện tử.

Ông Trần Văn Trọng, tổng thư ký VECOM, nhận định: "Chúng tôi luôn ủng hộ và đánh giá cao nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng trong quá trình mua sắm trực tuyến.

Chương trình "Cùng Shopee mua sắm an toàn" đã góp phần nâng cao nhận thức về an toàn mua sắm trực tuyến cho người tiêu dùng thông qua các nội dung ngắn gọn, dễ tiếp cận với hình ảnh trực quan.

Chúng tôi hy vọng sáng kiến này sẽ tiếp tục được duy trì và mở rộng, cũng như có thêm nhiều chương trình tương tự để đảm bảo rằng mọi người tiêu dùng tại Việt Nam có thể mua sắm trực tuyến một cách an toàn và thuận tiện".

Đưa Tết Việt lên online, thoải mái thanh toán không tiền mặtĐưa Tết Việt lên online, thoải mái thanh toán không tiền mặt

Trong bối cảnh người tiêu dùng còn thắt chặt chi tiêu, khách hàng sẽ chọn kênh mang lại nhiều giá trị hơn là trung thành một lựa chọn nhất định. Tết Việt năm nay, mua sắm sẽ khác nhiều.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên