11/05/2024 12:46 GMT+7

Bảo tàng Hải dương học ở Nha Trang đổi mới, khách say mê thế giới sinh vật biển

Bảo tàng Hải dương học (TP Nha Trang, Khánh Hòa) đã được xây dựng và thay đổi, cải tiến không gian trưng bày mới lạ, độc đáo, thu hút nhiều sự quan tâm của khách du lịch.

Du khách ghi lại những hình ảnh về các loài sinh vật biển trong  bể kính - Ảnh: TRẦN HOÀI

Du khách ghi lại những hình ảnh về các loài sinh vật biển trong bể kính - Ảnh: TRẦN HOÀI

Đến với Bảo tàng Hải dương học, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những không gian trưng bày hoàn toàn mới so với trước đây, bên cạnh đó là sự đa dạng sinh học với hàng ngàn loài sinh vật biển đẹp mắt, độc đáo, kích thích sự tò mò của du khách.

Bảo tàng Hải dương học thay đổi các không gian trưng bày

Từ khi bắt đầu cải tiến, xây dựng các không gian trưng bày từ năm 2023, hiện nay Bảo tàng Hải dương học thu hút du khách bởi những hình thức trưng bày mới lạ, độc đáo.

Đầu tiên có thể kể đến là xây dựng các không gian kết hợp giữa hiện vật trưng bày và các hiệu ứng ánh sáng. Bảo tàng đã áp dụng các công nghệ đèn để làm nên các bảng đèn, nổi bật giữa các khu vực trưng bày, những ánh đèn phản chiếu từ bên trong làm hiện rõ lên từng chi tiết của mô hình, hình ảnh các sinh vật biển.

Bên cạnh đó, nhiều bảng thông tin cũng được làm trực quan, sinh động, du khách có thể nhìn vào đó để tìm hiểu chi tiết về thông tin các sinh vật biển, các tài nguyên biển đảo tại đây.

Ngoài ra, thời gian gần đây Bảo tàng Hải dương học cũng đang đưa vào hoạt động khu vực trưng bày ngư cụ, bản đồ cổ về biển đảo, về quần đảo Trường Sa

Tiến sĩ Trương Sĩ Hải Trình - phó trưởng phòng thông tin - truyền thông (Viện Hải dương học) - cho biết so với trước đây, hiện nay không gian trưng bày của bảo tàng đã được mở rộng nhiều, chia ra thành các khu vực trưng bày riêng biệt, áp dụng các hình thức thông tin độc đáo, mới lạ hơn để thu hút được nhiều du khách.

"Ngoài những đổi mới trên, chúng tôi còn tổ chức khu vực trưng bày theo chuyên đề, ở một khoảng thời gian nhất định sẽ có những chủ đề để có thể mang các loại sinh vật biển đó trưng bày tại đây, thời gian gần đây thì đang trưng bày theo chuyên đề các loại ốc" - ông Trình thông tin.

Các bảng đèn tương phản ánh sáng, làm rõ những chi tiết trong cơ thể của các loài sinh vật biển - Ảnh: TRẦN HOÀI

Các bảng đèn tương phản ánh sáng, làm rõ những chi tiết trong cơ thể của các loài sinh vật biển - Ảnh: TRẦN HOÀI

Những tấm bảng thông tin bên cạnh mỗi loài sinh vật giúp du khách tìm hiểu về chúng dễ dàng hơn - Ảnh: TRẦN HOÀI

Những tấm bảng thông tin bên cạnh mỗi loài sinh vật giúp du khách tìm hiểu về chúng dễ dàng hơn - Ảnh: TRẦN HOÀI

Không gian với các ánh đèn tương phản kích thích thị giác của du khách - Ảnh: TRẦN HOÀI

Không gian với các ánh đèn tương phản kích thích thị giác của du khách - Ảnh: TRẦN HOÀI

Không gian của các loài sinh vật biển trong suốt - Ảnh: TRẦN HOÀI

Không gian của các loài sinh vật biển trong suốt - Ảnh: TRẦN HOÀI

Khu vực trưng bày các bản đồ cổ về biển, đảo vừa được đưa vào sử dụng - Ảnh: TRẦN HOÀI

Khu vực trưng bày các bản đồ cổ về biển, đảo vừa được đưa vào sử dụng - Ảnh: TRẦN HOÀI

Tung tăng trong thế giới sinh vật biển độc đáo

Đến thăm Bảo tàng Hải dương học, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt bảo tàng lưu trữ sinh vật biển với hàng nghìn loại sinh vật và hàng chục nghìn mẫu vật đã được gìn giữ từ nhiều năm. Bên cạnh đó, nơi đây còn có rất nhiều loài sinh vật biển sống được nuôi thả trong bể kính.

Hiện nay, Viện Hải dương học (thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) được tập trung đầu tư phát triển thành một quần thể phục vụ nghiên cứu, tham quan cũng như giáo dục về bảo vệ các loài sinh vật biển lớn nhất nước.

Đường hầm xuyên núi Cảnh Long, bao quanh là thế giới sinh vật biển đa dạng gây thích thú cho những ai đặt chân đến Bảo tàng Hải dương học - Ảnh: TRẦN HOÀI

Đường hầm xuyên núi Cảnh Long, bao quanh là thế giới sinh vật biển đa dạng gây thích thú cho những ai đặt chân đến Bảo tàng Hải dương học - Ảnh: TRẦN HOÀI

Đến với bảo tàng, du khách sẽ như được tung tăng giữa lòng đại dương, xung quanh là các loài cá thường thấy như cá mập, cá đuối, cá bò, cá nóc, hay một số loài sinh vật đặc biệt khác như tôm hùm xanh ngọc bích, cá khoang hổ Nemo…

Thích thú ngắm vẻ đẹp của các loài sinh vật biển, bạn Trần Thị Lan Nhi (du khách TP.HCM) cho biết trước khi đến tham quan đã thường xuyên theo dõi các hoạt động tại bảo tàng trên trang fanpage cũng như các trang mạng xã hội khác của bảo tàng.

"Đây là lần đầu tôi đến đây và cảm thấy thích thú với thế giới sinh vật biển đẹp mắt, mới lạ mà lần đầu được nhìn thấy ngoài đời. Các không gian tại đây cũng mang đến một cảm giác phiêu lưu mới mẻ. Tôi nghĩ nơi đây trong tương lai sẽ thu hút được nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm hơn" - Nhi chia sẻ.

Du khách được giới thiệu về các loài rắn biển - Ảnh: TRẦN HOÀI

Du khách được giới thiệu về các loài rắn biển - Ảnh: TRẦN HOÀI

Loài cá khoang hổ Nemo vốn ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Trường Sa - Ảnh: TRẦN HOÀI

Loài cá khoang hổ Nemo vốn ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Trường Sa - Ảnh: TRẦN HOÀI

Loài cá ngát sọc bơi theo từng đàn khoảng 20 con - Ảnh: TRẦN HOÀI

Loài cá ngát sọc bơi theo từng đàn khoảng 20 con - Ảnh: TRẦN HOÀI

Một con cá bò da với hình thù hài hước - Ảnh: TRẦN HOÀI

Một con cá bò da với hình thù hài hước - Ảnh: TRẦN HOÀI

Khu vực trưng  bày chuyên đề với các loại ốc từ ốc ở Trường Sa, ốc mỹ nghệ và các loại ốc có độc - Ảnh: TRẦN HOÀI

Khu vực trưng bày chuyên đề với các loại ốc từ ốc ở Trường Sa, ốc mỹ nghệ và các loại ốc có độc - Ảnh: TRẦN HOÀI

Tôm hùm xanh ngọc bích cực hiếm xuất hiện tại Bảo tàng Hải dương họcTôm hùm xanh ngọc bích cực hiếm xuất hiện tại Bảo tàng Hải dương học

TTO - Bảo tàng Hải dương học - Viện Hải dương học (TP Nha Trang, Khánh Hòa) cho biết vừa tiếp nhận một con tôm hùm có màu xanh ngọc bích do một công ty hải sản từ TP.HCM gửi tặng. Hiện tôm đang được trưng bày thu hút nhiều du khách đến xem.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên