16/11/2022 11:36 GMT+7

Bao năm lập nghiệp ở Sài thành, tôi gắn bó với tiệm phở bình dân

Bài và ảnh: L.T.T.
Bài và ảnh: L.T.T.

TTO - Rời quê nhà nắng gió Phan Rang để vào Sài thành học tập, sinh sống và lập nghiệp nhiều năm, tôi quen người bạn đời cũng chính trên con đường Ngô Quyền. Nơi ấy có một quán phở của người chị tôi, hàng xóm láng giềng.

Bao năm lập nghiệp ở Sài thành, tôi gắn bó với tiệm phở bình dân - Ảnh 1.

Quán phở bình dân, nhìn không hề bề thế khang trang

Quán phở nhìn bề ngoài không được khang trang, sang trọng hoặc bề thế như các quán phở gia truyền lâu năm hoặc các quán phở nhượng quyền nổi tiếng khác trên thành phố. Bàn ghế vẫn bình dân, nhưng quán buổi sáng lúc nào cũng đông khách. 

Có người thưởng thức tại chỗ, có người đặt hàng tấp nập. Chắc có thể vì chính phong cách bình dân đó, hương vị đặc biệt dễ ăn và giá cả phù hợp với thời buổi kinh tế thị trường khó khăn.

Quán có danh sách món ăn đa dạng và làm hài lòng từng vị khách khó tính và sành ăn, từ món tái nạm, tái viên quen thuộc đến tiết trứng, tủy trứng, sụn, gân... Các món được nêm nếm đậm đà và trau chuốt. Các món rau quế, húng cay, đầu hành, giá trụng - giá luộc hoặc giá sống, tương ớt, sa tế… đều được phục vụ chu đáo. 

Ngoài các tô phở truyền thống, quán vẫn được các thực khách gọi thêm những món ăn phụ như tái trứng, bò viên tái... để được thưởng thức thêm hương vị nước dùng phở đặc trưng.

Bao năm lập nghiệp ở Sài thành, tôi gắn bó với tiệm phở bình dân - Ảnh 2.

Buổi sáng quán rất đông khách, nhiều khách quen

Vị phở dịu ngọt, thịt bò, sụn, trứng, gân, tiết… được chắt lọc kỹ lưỡng trước khi chế biến. Các loại rau phổ biến và đặc trưng của món ăn được chọn lựa kỹ càng và rửa sạch. 

Tô phở nơi đây đã đồng hành với chúng tôi qua bao con nước triều cường lên xuống hằng năm, qua nhiều mùa thi cam go chướng ngại, vài mùa tốt nghiệp đầy trắc trở, thành công và hay hơn là đã cùng đồng bào chúng tôi vượt qua ở mùa COVID-19 khắc nghiệt để tồn tại, sống còn. 

Nhiều khách hàng sau khi dùng thử qua một lần đều cố gắng quay trở lại dùng thêm lần nữa, có những bà con cô bác ở xa lên thành phố thăm, khám bệnh đều quay lại quán sau những lần tái khám. 

Nhiều anh chị khách Tây ba lô cũng quay lại để được thưởng thức hương vị phở của quán.

Bao năm lập nghiệp ở Sài thành, tôi gắn bó với tiệm phở bình dân - Ảnh 3.

Tiệm có đủ món tái nạm, tái viên quen thuộc đến tiết trứng, tủy trứng, sụn, gân...

Quán phở là nơi gặp gỡ biết bao nhiêu bạn bè, nơi tạo dựng nhiều trái tim đồng cảm đến với nhau trong những buổi sáng dưới những cơn mưa tầm tã hay rả rích với tiết trời đỏng đảnh. 

Cảm ơn chị, cảm ơn những anh chị em phụ bán của quán đã tạo nên một hương vị đặc trưng cho thành phố - quê hương thứ hai của chúng tôi, cũng như cùng nhau góp phần đưa hương vị phở - món ăn truyền thống dân tộc Việt Nam - đi xa đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Mời bạn tham gia cuộc thi "Kể chuyện về phở"

Ngày của phở 12-12 là chuỗi sự kiện do báo Tuổi Trẻ khởi xướng từ năm 2017, phối hợp tổ chức cùng Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Năm nay, gala chuỗi sự kiện dự kiến tổ chức tại Nam Định từ ngày 10 đến 12-12, với sự phối hợp tổ chức của UBND tỉnh Nam Định, cùng sự đồng hành chính thức của Acecook Việt Nam, cùng các đơn vị đồng hành: No.1, Sasco, tương ớt CHINSU, Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5, Công ty Quân Phạm…

Báo phát động cuộc thi viết về phở với chủ đề "Kể chuyện về phở" từ ngày 28-10-2022 đến hết ngày 5-12-2022.

Đối với ba tác phẩm đoạt giải cao nhất trong vòng chung kết: Tác giả sẽ được mời ra Nam Định dự gala Ngày của phở 12-12 và sẽ thực hiện phần thi "Kể chuyện về phở" trực tiếp tại sự kiện, để ban giám khảo chọn ra người viết và kể chuyện về phở xuất sắc nhất.

Các giải thưởng sẽ được công bố tại gala chương trình Ngày của phở 12-12, diễn ra ngày 11-12-2022 tại Nam Định, bao gồm:

- 1 giải nhất cuộc thi viết "Kể chuyện về phở" trị giá 10 triệu đồng.

- 1 giải nhì cuộc thi viết "Kể chuyện về phở" trị giá 5 triệu đồng.

- 1 giải ba cuộc thi viết "Kể chuyện về phở" trị giá 3 triệu đồng.

- 10 giải khuyến khích cuộc thi viết "Kể chuyện về phở" trị giá 1 triệu đồng/giải.

Bài dự thi cuộc thi viết "Kể chuyện về phở" vui lòng gửi về tòa soạn báo Tuổi Trẻ, ngoài bì thư ghi rõ tham gia Cuộc thi viết "Kể chuyện về phở" (địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM) hoặc gửi email theo địa chỉ: photrongtoi@tuoitre.com.vn.

Mời bạn xem thêm thể lệ tại đây.

Bao năm lập nghiệp ở Sài thành, tôi gắn bó với tiệm phở bình dân - Ảnh 5.
'Phở nhuận bút ngon quá!'

TTO - Thi thoảng lên phố lãnh tiền nhuận bút từ một bài báo nào đó, ghé ăn bát phở nóng của một quán quen thuộc, tôi vẫn không bao giờ quên câu nói vui của bố: "Làm nồi phở ăn đê".

Bài và ảnh: L.T.T.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên