12/01/2019 07:29 GMT+7

Tranh cãi tưng bừng với Mỹ nhưng Trung Quốc lại đầu tư vào Mỹ nhiều nhất

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO -Tổng giá trị đầu tư và xây dựng của Trung Quốc trên thế giới trong giai đoạn 2005-2018 đã lên đến 1.870,59 tỉ USD. Đầu tư nước ngoài là tham vọng chiến lược của một đất nước muốn kinh tế tăng trưởng liên tục để nuôi 1,36 tỉ dân.

Tranh cãi tưng bừng với Mỹ nhưng Trung Quốc lại đầu tư vào Mỹ nhiều nhất - Ảnh 1.

Trung Quốc góp vốn vào hãng xe ô tô Peugeot của Pháp từ năm 2014. Trong ảnh là nhà máy lắp ráp xe Peugeot tại Trung Quốc - Ảnh: AFP

Trung Quốc vừa kỷ niệm 40 năm cải cách kinh tế vào tháng 12-2018. Giáo sư Mary-Françoise Renard phụ trách Viện nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Đại học Clermont-Auvergne (Pháp), đánh giá tóm tắt: "Ban đầu Trung Quốc là đất nước tiếp nhận vốn nước ngoài. Còn bây giờ đến lượt Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài".

12 lĩnh vực đầu tư nước ngoài

Theo số liệu thống kê của Viện Doanh nghiệp Mỹ về nghiên cứu chính sách công (AEI), năm 2005 Trung Quốc đã thực hiện 13 giao dịch nước ngoài với tổng giá trị hơn 100 triệu USD. 13 năm sau, tính đến tháng 6-2018, số giao dịch đã lên đến 1.406 thương vụ.

Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư tại 120 quốc gia, trong đó số thương vụ tăng nhanh ở châu Âu và Trung Đông. Ba quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài Trung Quốc nhiều nhất gồm Mỹ (176 tỉ USD), Úc (94,2 tỉ USD) và Anh (72,9 tỉ USD).

Trung Quốc bơm vốn đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực. Năm 2005, các thương vụ trị giá trên 100 triệu USD chỉ liên quan đến năm lĩnh vực gồm năng lượng, vận tải, kim loại, công nghệ và hóa chất.

Đến năm 2017, số lượng lĩnh vực tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đã tăng lên con số 12, trong đó có thêm du lịch, y tế, bất động sản, nông nghiệp, giải trí.

Trung Quốc chú ý đến các công ty khởi nghiệp công nghệ số như Uber (chia sẻ xe công nghệ), Snapchat (ứng dụng tin nhắn hình ảnh), Airbnb (kinh doanh nhà hàng, khách sạn) nhưng cũng không bỏ qua các tên tuổi công nghiệp như Pirelli (lốp xe Ý), Peugeot (xe hơi Pháp) cùng các ngân hàng như Barclays (Anh), Goldman Sachs (Mỹ) hay các hãng sừng sỏ của các nước láng giềng như Toshiba, Panasonic, Fujitsu của Nhật.

Có thời kỳ các doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng bỏ tiền đầu tư trong mọi lĩnh vực. Đầu tư vào bất động sản và nhất là mua đất cũng là một biện pháp rửa tiền hoặc chuyển dịch vốn của giới nhà giàu Trung Quốc

Giáo sư Mary-Françoise Renard

Tranh cãi tưng bừng với Mỹ nhưng Trung Quốc lại đầu tư vào Mỹ nhiều nhất - Ảnh 3.

Khánh thành khu thương mại tự do quốc tế có vốn đầu tư Trung Quốc tại Djibouti ngày 5-7-2018 - Ảnh: THX

Chú trọng năng lượng và nguyên liệu

Giáo sư Mary-Françoise Renard đánh giá: "Trung Quốc xem đầu tư quốc tế là một công cụ phục vụ cho lợi ích chính trị và kinh tế của Trung Quốc. Tăng vốn đầu tư nước ngoài giúp Trung Quốc khắc phục các vấn đề trong nước và gia tăng tính cạnh tranh".

Điều này giải thích vì sao Trung Quốc ồ ạt rót tiền vào các thương vụ trong lĩnh vực năng lượng hay nguyên liệu. 

Năm 2008, Trung Quốc chi 13 tỉ USD đầu tư sản xuất nhôm ở Úc. Năm 2011, Trung Quốc mua lại 30% vốn của Tập đoàn năng lượng GDF Suez của Pháp. Sang năm sau, Trung Quốc bỏ 15 tỉ USD thâu tóm Công ty dầu khí Nexen của Canada.

Với dân số lên đến 1,36 tỉ dân, Trung Quốc nóng ruột thúc đẩy tăng trưởng liên tục.

Từ năm 2005 đến nay, 70% vốn đầu tư nước ngoài Trung Quốc tập trung cho năm lĩnh vực năng lượng (357,1 tỉ USD), kim loại (130,7 tỉ USD), vận tải (110,1 tỉ USD), bất động sản (99,4 tỉ USD) và nông nghiệp (80,5 tỉ USD).

Sau khi phát động dự án táo bạo "Vành đai - Con đường", từ năm 2013 Trung Quốc tập trung vào một số lĩnh vực chuyên biệt như xây dựng cơ sở hạ tầng.

Dự án khổng lồ này là một biện pháp để Trung Quốc bảo đảm sinh tồn về năng lượng và thương mại đồng thời "hợp thức hóa vai trò của Trung Quốc trong quản trị thế giới, bảo đảm tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển quan hệ Nam-Nam", như Giáo sư Mary-Françoise Renard nhận định.

Nhà đầu tư Trung Quốc nhận quả đắng với Vành đai, con đường Nhà đầu tư Trung Quốc nhận quả đắng với Vành đai, con đường Đối trọng mới của "Vành đai, con đường" Đối trọng mới của 'Vành đai, con đường' Hong Kong cảnh báo nạn tham nhũng ở các nước tham gia Vành đai, con đường Hong Kong cảnh báo nạn tham nhũng ở các nước tham gia Vành đai, con đường
HOÀNG DUY LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên