19/01/2024 12:15 GMT+7

Sai thông tin cá nhân, hợp đồng bảo hiểm có bị vô hiệu không?

Tôi đăng ký mua hợp đồng bảo hiểm cho con. Khi nhận được hợp đồng tôi thấy một số thông tin bị sai.

Sai thông tin cá nhân, hợp đồng bảo hiểm có bị vô hiệu không? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Sai thông tin cá nhân, hợp đồng bảo hiểm có bị vô hiệu không? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Ví dụ ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân của con tôi, thêm chi tiết nữa là tôi ký nhầm tên tôi vào mục đáng lẽ con tôi phải ký.

Vậy khi xảy ra tranh chấp, với những thông tin sai như vậy tôi có thể yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng vô hiệu không?

Một bạn đọc gửi câu hỏi tới Tuổi Trẻ Online.

- Luật sư Tào Văn Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM), trả lời:

Luật sư Tào Văn Dũng

Luật sư Tào Văn Dũng

Quy định tại điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015 về điều kiện để giao dịch dân sự vô hiệu:

"Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại điều 117 của bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp bộ luật này có quy định khác".

Dẫn chiếu đến điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Nhận xét về hợp đồng mua bảo hiểm cho con mà chị đã ký thì:

- Người ký tên trên hợp đồng là chị, chị là chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.

- Chị là chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.

- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự nêu trên là "ký hợp đồng mua bảo hiểm cho con", mục đích và nội dung này không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

- Về mặt hình thức của giao dịch dân sự nêu trên, hợp đồng mua bán bảo hiểm giữa hai bên đã được lập thành văn bản, do đó về mặt hình thức đúng với quy định tại điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 về hình thức của hợp đồng bảo hiểm:

"Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật".

Như vậy, hợp đồng chị ký nêu trên đúng cả về hình thức, mục đích và nội dung, chỉ vi phạm về một số thông tin như: sai ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân của con chị, chị ký nhầm tên chị vào mục đáng lẽ con chị phải ký. Tuy nhiên, những vi phạm này không là điều kiện làm cho giao dịch dân sự vô hiệu nên chị không thể yêu cầu tòa tuyên hợp đồng vô hiệu được.

Đối với hợp đồng có vi phạm này, chị có thể yêu cầu công ty bảo hiểm ký lại hợp đồng dựa trên những điều khoản hai bên đã thỏa thuận và đã ký trước đó.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Bản án ly hôn sai thông tin, sửa chữa bản án được không?Bản án ly hôn sai thông tin, sửa chữa bản án được không?

Bản án ly hôn của tôi có sai sót, vậy tôi có thể xin sửa chữa bản án được không?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên