18/01/2024 17:28 GMT+7

Lầu Năm Góc để lọt nghiên cứu AI quân sự nhạy cảm sang Trung Quốc?

Các nhà lập pháp Mỹ yêu cầu Bộ Quốc phòng trả lời: Tại sao họ lại bỏ qua dấu hiệu một nhà khoa học chuyển nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo quân sự nhạy cảm sang Trung Quốc?

Hai ủy ban Hạ viện Mỹ muốn Lầu Năm Góc và các cơ quan khác ngừng tài trợ cho các nhà khoa học chuyển giao kiến thức, chẳng hạn như nghiên cứu AI, sang Trung Quốc - Ảnh: NEWSWEEK

Hai ủy ban Hạ viện Mỹ muốn Lầu Năm Góc và các cơ quan khác ngừng tài trợ cho các nhà khoa học chuyển giao kiến thức, chẳng hạn như nghiên cứu AI, sang Trung Quốc - Ảnh: NEWSWEEK

Bức thư do ông Cathy McMorris Rodgers, chủ tịch Ủy ban Năng lượng - Thương mại, và Mike Gallagher, chủ tịch Ủy ban Đặc biệt về Trung Quốc, cùng ký. Ngoài ra còn có chủ tịch các tiểu ban về truyền thông và công nghệ; về giám sát và điều tra; cũng như về đổi mới, dữ liệu và thương mại.

Nội dung thư cũng hỏi Quỹ Khoa học quốc gia (NSF) và Đại học California Los Angeles (UCLA): Tại sao họ không chú ý đến “các dấu hiệu" liên quan đến Trung Quốc của nhà nghiên cứu khoa học Song-Chun Zhu?

Ẩn sĩ chờ ngày hành động?

Sau khi tốt nghiệp Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Song-Chun Zhu chuyển đến Mỹ và lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard vào năm 1996.

Ông giảng dạy tại nhiều trường đại học khác nhau, trước khi chuyển đến UCLA vào năm 2002 với tư cách là giáo sư thống kê và điện toán, trưởng khoa khoa học máy tính và phòng thí nghiệm AI. Trong phòng thí nghiệm của mình, Zhu đã đào tạo một thế hệ sinh viên từ Trung Quốc sang một cách hiệu quả.

Tạp chí Newsweek tiết lộ ông Zhu đã nhận hơn 30 triệu USD tài trợ của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) để tiến hành nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo tiên tiến nhất có liên quan lớn đến quân sự.

Nhưng bất ngờ năm 2020, ông Zhu trở lại Bắc Kinh để gia nhập các trường đại học Bắc Kinh và Thanh Hoa. Đồng thời thành lập BIGAI, một trong những viện AI hàng đầu quốc gia. 

Ông cũng đứng đầu một viện AI mới do nhà nước tài trợ ở Vũ Hán, gần quê hương Ngạc Châu của ông.

Những bức thư trên phản ánh sự bất an ngày càng tăng của các nhà lập pháp, cộng đồng tình báo và các chuyên gia nghiên cứu khoa học Mỹ về việc để mất các công nghệ nhạy cảm vào tay Trung Quốc - quốc gia đang trong cuộc chiến với Mỹ để giành ưu thế về khoa học cũng như quân sự.

Hiện nay, các nhà lập pháp yêu cầu Lầu Năm Góc cung cấp “tài liệu đầy đủ liên quan đến tất cả các khoản tài trợ mà DoD đã cấp”, bao gồm bản sao của tất cả thông tin liên lạc nội bộ liên quan đến công việc của ông Zhu, cũng như bản phân tích chi tiết về nghiên cứu của Zhu được thực hiện bằng nguồn tài trợ của DoD.

Ngoài ra, DoD còn phải cung cấp “một danh sách” tất cả những người nhận tài trợ nghiên cứu của DoD hiện đang sống ở Trung Quốc.

Mối liên kết với quân đội Trung Quốc

Nghiên cứu của Newsweek cho thấy vào năm 2004, Zhu đã thành lập một viện gần Vũ Hán có tên là Viện Khoa học thông tin và Thị giác máy tính Lotus Hill, khi đang làm việc tại UCLA.

Ông làm việc song song ở Viện Lotus Hill và tại UCLA, cùng chia sẻ các nghiên cứu sinh tiến sĩ và sau tiến sĩ, đồng thời giữ một vị trí tại trường đại học ở Bắc Kinh - nơi được mệnh danh là một trong "bảy người con của quốc phòng". Họ được gọi như vậy vì vai trò được chỉ định là hỗ trợ quân đội.

Thư của các nhà lập pháp Mỹ cũng lưu ý Zhu là thành viên của "kế hoạch tài năng" thuộc nhà nước Trung Quốc. Hầu hết trong số này được nhà nước Trung Quốc trực tiếp tài trợ và đều có mục đích chuyển giao các công nghệ đột phá cũng như ý tưởng và kiến thức giai đoạn đầu cho Trung Quốc.

Trung Quốc có hàng trăm “kế hoạch tài năng” nhằm mục đích khai thác những bộ óc hàng đầu ở Mỹ và trên toàn thế giới.

Không trực tiếp trả lời câu hỏi của Newsweek về kế hoạch nhân tài, nhưng Liu Pengyu - người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington, D.C - nói những cáo buộc cho rằng Trung Quốc ăn cắp công nghệ của Mỹ là "vô căn cứ".

“Thành tựu khoa học và công nghệ của Trung Quốc được tạo ra nhờ sự chăm chỉ và trí tuệ của người dân Trung Quốc. Chính trị hóa và vũ khí hóa các vấn đề khoa học công nghệ, cũng như ngăn chặn sự phát triển của các quốc gia khác là những hành động bá quyền và bắt nạt trắng trợn. Chúng tôi kiên quyết phản đối điều này", ông Liu nói trong bình luận gửi qua email.

Các nhà khoa học Trung Quốc biến than thành proteinCác nhà khoa học Trung Quốc biến than thành protein

Việc tạo ra protein bằng methanol có nguồn gốc từ than có thể tạo ra một giải pháp đột phá cho thức ăn chăn nuôi giá rẻ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên