10/04/2023 09:57 GMT+7

Chủ tịch Quốc hội: Chưa xem kỹ trách nhiệm việc ban hành văn bản sai gây hậu quả

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ đôi khi ban hành văn bản sai gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng chưa xem xét kỹ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.

Chủ tịch Quốc hội: Chưa xem kỹ trách nhiệm việc ban hành văn bản sai gây hậu quả - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh: GIA HÂN

Một số dự án luật chuẩn bị xem xét nhưng vẫn chưa có hồ sơ

Sáng 10-4, phát biểu khai mạc phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết về lập pháp, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Cạnh đó, ông đề nghị Thường vụ cho ý kiến các chương trình này, trong đó dự kiến sẽ có cả dự án luật theo sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội.

Theo ông Huệ, nhiệm kỳ trước cũng có đại biểu Quốc hội đề xuất xây dựng luật, nhưng do nhiều nguyên nhân nên chưa thành. Hy vọng nhiệm kỳ này sẽ có dự án của đại biểu được xem xét, đưa vào chương trình.

Bên cạnh đó, còn một số dự án luật khóa trước chưa được xem xét, thông qua, lần này sẽ nghiên cứu, xem có đưa vào chương trình không. Nội dung này cũng sẽ được bàn trong phiên họp chuyên đề pháp luật.

Về công tác giám sát, tại phiên họp này, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát chuyên đề "việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng".

Cũng liên quan đến nội dung này, phiên họp sẽ cho ý kiến về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024.

Lựa chọn chương trình giám sát tối cao được thực hiện theo quy trình lựa chọn trên cơ sở đề xuất của các đoàn đại biểu Quốc hội và của cử tri.

Qua đó, sẽ đưa ra nhiều chuyên đề khác nhau, sau đó tổng thư ký sẽ lựa chọn 7 chuyên đề theo thứ tự ưu tiên, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn 5 để trình Quốc hội xem xét, lựa chọn 2 chuyên đề giám sát tối cao, 2 chuyên đề giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát.

Cũng tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ sẽ tổng kết đánh giá kết quả kỳ họp bất thường lần 4 và cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 5.

Theo ông Huệ, tại kỳ họp này, dự kiến Quốc hội sẽ thông qua 7 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết, bao gồm cả nghị quyết chung kỳ họp.

Ngoài ra, Quốc hội còn cho ý kiến về 9 dự án luật khác, trong đó có luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, được chuẩn bị kỹ lưỡng. Tại hội nghị chuyên trách vừa qua, cơ bản đã đạt được sự đồng thuận.

Trong đó, dự án Luật đất đai (sửa đổi), được thảo luận lần thứ 2 sau khi tiếp thu hoàn thiện, nhất là qua việc lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân vừa qua.

Về công tác lập pháp, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh điều quan trọng nhất là tiến độ chuẩn bị, gửi hồ sơ.

"Có một số dự án luật được dự kiến xem xét nhưng chưa có hồ sơ, rất khó khăn cho công tác thẩm tra, cho ý kiến", ông Huệ nói.

Ông cũng đề nghị các thành viên, cơ quan cho ý kiến, xem công tác phối hợp thế nào, nếu gấp quá không đảm bảo thì chất lượng sẽ bị hạn chế.

"Nếu không đảm bảo chất lượng, quy trình, đến "phút bù giờ" dù tiếc nhưng vẫn phải bỏ lại", ông Huệ lưu ý.

Có nên giãn thời gian kỳ họp thứ 5?

Chủ tịch Quốc hội thông tin theo dự kiến, thời gian kỳ họp thứ 5 tới khá dài, sau khi tiếp xúc cử tri, hội nghị ở trung ương sẽ đến kỳ họp Quốc hội.

Thời gian rất cận kề, kỳ họp dự kiến lại kéo dài với nhiều nội dung, nên ông Huệ gợi ý có thể giãn ra một tuần để các ủy ban tiếp thu, đại biểu địa phương giải quyết công việc của địa phương.

Cũng tại phiên họp này, Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội.

"Đây là vấn đề rất quan trọng. Sai phạm cụ thể, việc a, b, c thì chúng ta xử lý rất nghiêm, rất kịp thời, rất nặng.

Đôi khi ban hành văn bản sai gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc gây ách tắc các vấn đề chưa được đánh giá kỹ lưỡng nhưng chưa xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân", ông Huệ nêu.

Ông đề nghị sử dụng cả kết quả rà soát của các cơ quan tòa, viện, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan hữu quan để có báo cáo tổng thể, dần dần đưa kết quả này đi vào nề nếp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Triệu Lạc TếChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Triệu Lạc Tế

Chiều 27-3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại toàn quốc) Trung Quốc Triệu Lạc Tế.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên