16/02/2024 17:33 GMT+7

Du khách chơi sập cầu Kiều ở Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Nguyên

Những nét đẹp văn hóa truyền thống như được sống lại tại Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Nguyên lần 3. Khách du lịch phấn khích chơi sập cầu Kiều tại ngày hội.

Du khách vì quá phấn khích với trò chơi đi qua cầu Kiều đã làm sập cầu Kiều tại ngày hội

Du khách vì quá phấn khích với trò chơi đi qua cầu Kiều đã làm sập cầu Kiều tại ngày hội

Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Nguyên lần thứ 3 là một trong những lễ hội đặc biệt của tỉnh Đắk Lắk, diễn ra từ ngày 15 đến 17-2 (mùng 6 đến mùng 8 tháng giêng) tại thôn 3, xã Cư Prông, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk. Sự kiện thu hút 28 dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn huyện và hàng ngàn khách du lịch từ nhiều nơi đổ về tham quan, vui chơi.

Theo ghi nhận, người dân thuộc nhiều dân tộc hội tụ về trưng bày các sản phẩm độc đáo, trình diễn văn hóa nghệ thuật và hàng loạt gian hàng ẩm thực mang đậm bản sắc riêng của mỗi dân tộc.

Không chỉ vậy, ngày hội văn hóa các dân tộc lần này còn có các hoạt động khác như: trải nghiệm các không gian văn hóa Tây Bắc, Tây Nguyên và văn hóa hội nhập, tham quan di tích danh thắng thác Đrai Ybar, đua thuyền thúng, chọi dê… Bên cạnh đó, nhiều trò chơi dân gian độc đáo và có phần lạ lẫm đã thu hút sự tham gia của nhiều du khách tới đây.

Đến với ngày hội, khách du lịch tỏ ra thích thú với trò chơi đi cầu Kiều - trò chơi dân gian có từ cổ xưa của người Việt. Ban tổ chức đã lựa chọn một khoảng ao trong làng để bắc cầu Kiều bằng tre ra giữa ao, người chơi khi hoàn thành bước hết cầu Kiều ra giữa ao sẽ giành chiến thắng. Tại trò chơi này, phần thưởng có lúc lên tới vài triệu đồng tùy thuộc vào khán giả treo thưởng.

Thậm chí, có du khách vì quá phấn khích với trò chơi đi qua cầu Kiều đã làm sập cầu Kiều tại ngày hội.

Anh Phan Anh Đức (25 tuổi, du khách) là người cuối cùng đi trên cầu Kiều trước khi cây cầu sập. Anh nói đây thực sự là một ngày hội đặc biệt và có nhiều hoạt động văn hóa khá lạ với anh, bởi lẽ trong thời đại số như hiện nay các nét văn hóa dân tộc truyền thống này đang dần bị mai một

Anh Phan Anh Đức (25 tuổi, du khách) là người cuối cùng đi trên cầu Kiều trước khi cây cầu sập. Anh nói đây thực sự là một ngày hội đặc biệt và có nhiều hoạt động văn hóa khá lạ với anh, bởi lẽ trong thời đại số như hiện nay các nét văn hóa dân tộc truyền thống này đang dần bị mai một

Theo ông Nguyễn Văn Hà - chủ tịch UBND huyện Eakar, mong muốn của huyện Eakar trong thời gian tới là ngày hội văn hóa các dân tộc sẽ trở thành một trong ba lễ hội lớn của huyện đó là: lễ hội văn hóa các dân tộc, lễ hội cồng chiêng và lễ hội đua thuyền được tổ chức thường niên hằng năm.

"Ngày hội không chỉ là món quà tinh thần cho người dân và khách du lịch, mà còn góp phần quảng bá hình ảnh và con người, vẻ đẹp văn hóa bản sắc của các dân tộc. Mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, phát triển văn hóa du lịch tại địa phương", ông Hà nói thêm.

Một số hình ảnh Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Nguyên:

Một thiếu nữ dân tộc Mông lần đầu tiên được tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Nguyên cùng mẹ

Một thiếu nữ dân tộc Mông lần đầu tiên được tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Nguyên cùng mẹ

Một người đàn ông chơi trò ném còn - trò chơi dân gian lâu đời của dân tộc Thái. Nhiều người lạ lẫm với quả còn làm bằng vải hình vuông, gấp chéo 4 góc vào nhau. Với trò chơi này, người chơi muốn ném trúng đích phải rất khỏe và khéo để điều khiển trái còn. Trò chơi mang ý nghĩa cầu mong mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở và hy vọng vào cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Một người đàn ông chơi trò ném còn - trò chơi dân gian lâu đời của dân tộc Thái. Nhiều người lạ lẫm với quả còn làm bằng vải hình vuông, gấp chéo 4 góc vào nhau. Với trò chơi này, người chơi muốn ném trúng đích phải rất khỏe và khéo để điều khiển trái còn. Trò chơi mang ý nghĩa cầu mong mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở và hy vọng vào cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Trẻ nhỏ cũng được phụ huynh thuê đồ dân tộc ngồi chơi bập bênh tre tại ngày hội

Trẻ nhỏ cũng được phụ huynh thuê đồ dân tộc ngồi chơi bập bênh tre tại ngày hội

Khách du lịch hứng thú với trò đu tiên tại đây

Khách du lịch hứng thú với trò đu tiên tại đây

Du khách chơi sập cầu Kiều ở Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Nguyên- Ảnh 7.
Du khách chơi sập cầu Kiều ở Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Nguyên- Ảnh 8.
Du khách chơi sập cầu Kiều ở Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Nguyên- Ảnh 9.

Phụ nữ rực rỡ trong trang phục truyền thống của dân tộc

Trò chơi chọi dê lần đầu tiên được đưa vào ngày hội văn hóa các dân tộc tại đây

Trò chơi chọi dê lần đầu tiên được đưa vào ngày hội văn hóa các dân tộc tại đây

Các phụ nữ dân tộc Nùng tới ngày hội mua tiền đồng, tiền bạc

Các phụ nữ dân tộc Nùng tới ngày hội mua tiền đồng, tiền bạc

Tại ngày hội có sự tham gia của 28 dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn huyện và hàng ngàn khách du lịch từ nhiều nơi đổ về tham quan, vui chơi

Tại ngày hội có sự tham gia của 28 dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn huyện và hàng ngàn khách du lịch từ nhiều nơi đổ về tham quan, vui chơi

Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ điều tiết giao thông khu vực tổ chức lễ hội

Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ điều tiết giao thông khu vực tổ chức lễ hội

Rằm tháng giêng đi chợ tình Ea Tam phiên bản Tây NguyênRằm tháng giêng đi chợ tình Ea Tam phiên bản Tây Nguyên

Ở vùng đất Tây Nguyên xa xôi đầy nắng và gió cũng có những phiên chợ tình.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên