10/11/2023 17:37 GMT+7

Xuyên đêm cứu sống bệnh nhân người Mỹ bị bóc tách động mạch chủ

Các bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế đã phẫu thuật xuyên đêm để cứu sống một bệnh nhân người Mỹ bị bóc tách động mạch chủ type A nặng.

Các bác sĩ ở Huế đã xuyên đêm phẫu thuật cứu sống bệnh nhân người Mỹ bị bóc tách động chủ type A cấp tính nặng -  Ảnh: THƯỢNG HIỂN

Các bác sĩ ở Huế đã xuyên đêm phẫu thuật cứu sống bệnh nhân người Mỹ bị bóc tách động chủ type A cấp tính nặng - Ảnh: THƯỢNG HIỂN

Chiều 10-11, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết vừa cứu sống bệnh nhân người Mỹ bị bóc tách động chủ type A cấp tính nặng.

Trước đó vào ngày 25-10, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Vinmec Đà Nẵng về trường hợp một bệnh nhân người Mỹ, nhập viện lúc 17h cùng ngày và được chẩn đoán bóc tách động mạch chủ ngực type A nặng.

Sau khi các bác sĩ ở Huế hội chẩn trực tuyến với các bác sĩ Đà Nẵng, bệnh nhân được chỉ định phải phẫu thuật cấp cứu ngay lập tức.

Ngay trong đêm, bệnh nhân được chuyển khẩn cấp từ Đà Nẵng ra Huế để phẫu thuật.

Ra đến Huế lúc 23h đêm, bệnh nhân này nhập viện với các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng gồm đau ngực, hồi hộp, vã mồ hôi, khó thở, huyết áp tụt. 

Quy trình báo động đỏ được khởi động, với hội chẩn đa chuyên khoa đưa ra phương án tối ưu để cứu sống bệnh nhân.

Đúng 1h sáng 26-10, bệnh nhân được chuyển đến bàn mổ. Sau 5h đồng hồ phẫu thuật với nhiều khó khăn, ca mổ đã thành công và bệnh nhân được cứu sống, chuyển về khoa hồi sức lúc 6h sáng.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục tốt, không gặp phải biến chứng bất thường.

Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định, có thể tham gia các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như bình thường và đã xuất viện trong ngày 10-11.

Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hùng (phó trưởng khoa ngoại lồng ngực tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế), bóc tách động mạch chủ ngực type A là một tình trạng y tế nguy hiểm, khẩn cấp trong lĩnh vực tim mạch và mạch máu. 

Tình trạng này xuất hiện khi thành động mạch chủ bị tách rời hoặc rách nứt, dẫn đến máu rò rỉ vào lớp màng ngoài cùng của động mạch.

Bác sĩ Hùng nói rằng tình trạng này sẽ gây nhiều biến chứng, suy giảm cung cấp máu cho cơ tim, suy tim và các biến chứng nguy hiểm khác, có thể dẫn đến tử vong nếu không được phẫu thuật kịp thời.

GS Phạm Như Hiệp, giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết phẫu thuật lồng ngực tim mạch là một lĩnh vực mũi nhọn của Bệnh viện Trung ương Huế.

Hiện tại, bệnh viện đã thực hiện được 10 ca ghép tim, trong đó có 9 ca ghép tim xuyên Việt. Hằng năm, bệnh viện thực hiện trên 1.000 ca mổ tim hở, gần 700 ca phẫu thuật lồng ngực, phẫu thuật mạch máu trên 500 ca…

Cứu sống bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn hiếm gặp, thường tiêu hủy xương, cơCứu sống bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn hiếm gặp, thường tiêu hủy xương, cơ

Bệnh viện Bạch Mai vừa cứu sống bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn nặng do một loại vi khuẩn hiếm gặp có trong bùn đất.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên