04/07/2019 08:59 GMT+7

Xúc động với những hình ảnh quý ngày đầu xây nhà giàn 30 năm trước

MY LĂNG
MY LĂNG

TTO - Trong quá trình thi công, lắp dựng nhà giàn, lực lượng thi công gặp rất nhiều khó khăn vì phải làm ngay khi biển động, sóng gió và cả vì sự bí ẩn trong cấu tạo của nền san hô dưới đáy biển.

Xúc động với những hình ảnh quý ngày đầu xây nhà giàn 30 năm trước - Ảnh 1.

Block nhà ở (khối thượng tầng) của nhà giàn Phúc Nguyên được lắp ráp thành một khối hoàn chỉnh, chờ cẩu xuống tàu ra biển

Công trình nhà giàn DK1 gồm 4 khối kết cấu chính: khối cọc (gồm 4 cọc có đường kính 720cm, dày 20cm được lồng vào ống chủ của khối chân đế và đóng sâu từ 13,5 - 25m xuống nền đá san hô), khối chân đế (ống chủ chân đế có đường kính 812cm và dày 20cm; nặng 120-150 tấn), khối khung nối (là phần nối dài của chân đế, nặng 45-50 tấn), khối thượng tầng (nhà ở, nặng 32-40 tấn). Chiều cao công trình từ đáy biển đến mái nhà là 24,6 - 27,5m.

Ông Phạm Ngọc Nam cho biết lực lượng thi công lúc đầu phải khoan thăm dò 27 hố khoan và đóng gần 84 chiếc cọc xuống nền san hô để tìm hiểu nền san hô. Trong quá trình thi công, lắp dựng nhà giàn, lực lượng thi công gặp rất nhiều khó khăn vì phải làm ngay khi biển động, sóng gió và cả vì sự bí ẩn trong cấu tạo của nền san hô dưới đáy biển. 

Thi công móng là phần khó khăn nhất. Đại tá, PGS.TS Phạm Ngọc Nam cho biết từ năm 1990-1998 đã có 592 sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

"Về hình thức, nhà giàn tương tự như các công trình bằng thép cố định mà nhiều quốc gia đã xây dựng trên biển khi khai thác dầu khí. Điều khác biệt lớn nhất là chúng ta đã xây dựng thành công công trình trong điều kiện địa chất đặc biệt là nền đá san hô và cả nền đất bùn yếu, với điều kiện biển cực kỳ khắc nghiệt. 

Hơn nữa, DK1 có kích thước nhỏ hơn giàn khoan dầu khí rất nhiều mà vẫn đứng vững mấy chục năm qua và trở thành những cột mốc chủ quyền trên biển. Trên thế giới cũng như khu vực chưa có quy phạm và công trình nào xây dựng trên nền đá san hô thành công" - ông Nam khẳng định.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập tiểu đoàn DK1, Tuổi Trẻ xin giới thiệu loạt ảnh đặc biệt được đại tá, PGS.TS Phạm Ngọc Nam (nguyên phó viện trưởng Viện Kỹ thuật công binh - một trong những người tham gia thiết kế nhà giàn DK1 từ năm 1990) công bố.

Xúc động với những hình ảnh quý ngày đầu xây nhà giàn 30 năm trước - Ảnh 2.

Bức ảnh quý về nhà giàn thế hệ đầu tiên được thi công, lắp dựng năm 1989

Xúc động với những hình ảnh quý ngày đầu xây nhà giàn 30 năm trước - Ảnh 3.

Chân đế và khung nối nhà giàn được đóng chắc xuống nền san hô

Xúc động với những hình ảnh quý ngày đầu xây nhà giàn 30 năm trước - Ảnh 4.

Block nhà ở được cẩu hạ xuống gắn kết với khối khung nối để hoàn chỉnh thành nhà giàn

Xúc động với những hình ảnh quý ngày đầu xây nhà giàn 30 năm trước - Ảnh 5.

Thợ lặn kiểm tra hệ thống chân đế nhà giàn DK1

Xúc động với những hình ảnh quý ngày đầu xây nhà giàn 30 năm trước - Ảnh 6.

Niềm vui của cán bộ công binh khi biết tin nhà giàn đã được đóng cọc thành công

Chiến sĩ DK1 luôn chiến đấu theo mệnh lệnh Chiến sĩ DK1 luôn chiến đấu theo mệnh lệnh 'còn người, còn nhà giàn'

TTO - Cách đây đúng 30 năm, những nhà giàn DK1 đầu tiên được dựng lên trên vùng biển thềm lục địa phía Nam. Từ đó đến nay, những người lính hải quân thay nhau ra nhà giàn, giữ chủ quyền với ý chí, quyết tâm 'còn người, còn nhà giàn'.

MY LĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên