26/04/2024 09:49 GMT+7

Xem chiếc ghế tướng Đờ Cát dùng tại Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Chiếc ghế tướng Đờ Cát từng dùng tại Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ năm 1954 và mảnh nắp hầm của vị tướng này ở Điện Biên Phủ cùng nhiều hiện vật, tài liệu quý đang trưng bày tại Hà Nội.

Một du khách Hàn Quốc chăm chú xem triển lãm - Ảnh: T.ĐIỂU

Một du khách Hàn Quốc chăm chú xem triển lãm - Ảnh: T.ĐIỂU

Các hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, trong trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt, kéo dài đến tháng 6, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Giơnevơ (Hiệp định Geneve).

Chuyện chiếc xe đạp thồ chiến trường Điện Biên Phủ

Trưng bày giới thiệu gần 150 tài liệu, hiện vật cho thấy toàn bộ diễn biến lớn của chiến dịch Điện Biên Phủ, cũng như những góc cận cảnh về những nhân vật vĩ đại là linh hồn của chiến dịch.

Đó là Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, đến những chiến sĩ, dân quân bình dị gùi từng gùi gạo trèo đèo, vượt suối ra mặt trận…

Mảnh nắp hầm của tướng Đờ Cát (Christian de Castries) tại Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, năm 1954 - Ảnh: T.ĐIỂU

Mảnh nắp hầm của tướng Đờ Cát (Christian de Castries) tại Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, năm 1954 - Ảnh: T.ĐIỂU

Trưng bày còn có nội dung về việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, nhân dân Pháp ủng hộ Việt Nam, và giới thiệu Điện Biên hôm nay.

Tại trưng bày, người xem dễ dàng nhận ra sự chênh lệch tiềm lực về vũ khí, đạn dược giữa ta và địch, nhưng phần thắng lại thuộc về phía ta với đạn dược thô sơ nhưng có tinh thần yêu nước, toàn dân một lòng quyết chiến quyết thắng.

Những vũ khí hiện đại của quân Pháp sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ được trưng bày bên cạnh những xẻng, dao, xe thồ, gùi tre… của quân ta.

Nhiều hiện vật khiến người xem xúc động bởi sự hy sinh, cống hiến không chỉ của chiến sĩ ngoài mặt trận mà của hàng ngàn dân công, đồng bào dân tộc thiểu số gùi gạo, cõng vũ khí trên những chiếc xe đạp thồ rất sáng tạo ra mặt trận.

Ghế tướng Đờ Cát sử dụng tại Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ năm 1954 - Ảnh: T.ĐIỂU

Ghế tướng Đờ Cát sử dụng tại Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ năm 1954 - Ảnh: T.ĐIỂU

Như chiếc sọt đã rách mà cụ Liếng ở Thanh Hóa dùng vận chuyển lương thực thực phẩm phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Hay chiếc xe đạp thồ ông Bùi Tín - dân công tỉnh Thanh Hóa - dùng vận chuyển lương thực và vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Chiếc xe đạp này trong bộ sưu tập hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam còn có một câu chuyện cảm động phía sau.

Cùng với chiếc xe thồ, trưng bày còn cung cấp cái nhìn toàn cảnh về một thứ xa lạ với nhiều thế hệ trẻ hiện nay là chiếc xe đạp thồ được coi là "vua vận tải" của chiến trường Điện Biên Phủ, hiểu về những ưu điểm vượt trội, những sáng tạo, cải tiến khiến nó trở thành "vua vận tải" góp công lớn vào chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Những người từng sống ở nông thôn miền Bắc trước những năm 2000 vẫn còn nhìn thấy những chiếc xe đạp thồ cải tiến này giúp nông dân chở lúa trên những đường làng.

Xe đạp thồ do ông Bùi Tín, dân công tỉnh Thanh Hóa, dùng vận chuyển lương thực và vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Ảnh: T.ĐIỂU

Xe đạp thồ do ông Bùi Tín, dân công tỉnh Thanh Hóa, dùng vận chuyển lương thực và vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Ảnh: T.ĐIỂU

Những hiện vật của chiến thắng chính nghĩa

Những hiện vật thu được từ quân Pháp cũng được trưng bày để kể về chiến thắng to lớn của dân tộc.

Chiếc sọt cụ Liếng ở Thanh Hóa dùng vận chuyển lương thực thực phẩm phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Ảnh: T.ĐIỂU

Chiếc sọt cụ Liếng ở Thanh Hóa dùng vận chuyển lương thực thực phẩm phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Ảnh: T.ĐIỂU

Đáng chú ý có chiếc ghế tướng Đờ Cát sử dụng tại Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ năm 1954.

Hay mảnh nắp hầm của tướng Đờ Cát tại Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, năm 1954, đã từng quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt qua bức ảnh tướng Đờ Cát xin hàng trước căn hầm này.

Hiện vật chiếc khăn phụ nữ Pháp ở Giơnevơ (Thụy Sĩ) tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1954 cũng khiến người xem cảm động và tự hào về chiến thắng của chính nghĩa của đất nước mình, khiến chính những người Pháp cũng vui mừng ủng hộ chiến thắng ấy.

Trưng bày còn giới thiệu bộ tranh cổ động về 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do các họa sĩ cả nước sáng tác, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn lựa đưa vào tuyên truyền đợt này.

Những ngày này, nhiều triển lãm về Điện Biên Phủ cũng đang đồng thời diễn ra tại Hà Nội.

Khăn phụ nữ Pháp ở Giơnevơ (Thụy Sĩ) tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1954 - Ảnh: T.ĐIỂU

Khăn phụ nữ Pháp ở Giơnevơ (Thụy Sĩ) tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1954 - Ảnh: T.ĐIỂU

Bà con Điện Biên ‘hóa’ bộ đội, dân quân thi đẩy xe đạp thồ, tải đạnBà con Điện Biên ‘hóa’ bộ đội, dân quân thi đẩy xe đạp thồ, tải đạn

Hồi hộp, kịch tính qua từng chặng đua với các địa hình khác nhau, các đội tham gia hội thi xe đạp thồ - tải đạn đã mang đến cho du khách tới Điện Biên những tràng cười rộn rã.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên