06/02/2024 11:21 GMT+7

Vựa hoa Tết nức tiếng nở trên vùng đất cằn cỗi

Vốn là một vùng đất cằn cỗi chỉ trồng được cây sắn để nuôi heo, Gò Giảng (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã chuyển mình trở thành làng hoa Tết nức tiếng cả vùng.

Từ vùng đất cằn cỗi, hoa Tết Gò Giảng nay đã trở thành thương hiệu của cả vùng - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Từ vùng đất cằn cỗi, hoa Tết Gò Giảng nay đã trở thành thương hiệu của cả vùng - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Từ quốc lộ 14G rẽ xuống con đường bê tông chừng 500-700m là cánh đồng hoa Tết Gò Giảng. Từ khoảng 20 tháng chạp, những chiếc xe tải đã đến đây chở lặc lè những chậu hoa mang đi muôn nơi. Nào chỉ xe tải, ô tô con, xe máy từ phố cũng lên vùng đất này để lựa những chậu hoa ưng ý chưng Tết.

Vựa hoa Gò Giảng nhìn từ trên cao - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Vựa hoa Gò Giảng nhìn từ trên cao - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Chị Trần Thị Hương - chủ vườn hoa ở Gò Giảng - luôn cầm chiếc điện thoại livestream giới thiệu các loại hoa có tại vườn. "Livestream bán hoa Tết cũng có nhiều lợi thế hơn, nhiều người biết và có thể lựa chọn trực tuyến luôn" - chị Hương chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Liên (82 tuổi) cho biết so với những cánh đồng lúa nước phía dưới thì vùng hoa Gò Giảng cao hơn 1m. Vậy nhưng đất đai đã khác nhau một trời một vực. Gò Giảng vốn dĩ là đất cát nên ít có loại cây nào chịu nổi, nhất là mùa nắng lại càng khốc liệt hơn.

"Thuở trước, nhà tui có nom một sào đất ở Gò Giảng, chẳng trồng được chi ngoài sắn. Mà có nhiều nhặn chi, một năm thu hoạch được một lần. Sắn lấy độn cơm ăn, cho đến sau ni đỡ hơn thì để nuôi heo" - bà Liên nhớ lại.

Nhìn những chiếc xe tải đang chầm chậm chở theo màu hoa sặc sỡ của vùng đất bạc màu một thuở, đi làm đẹp cho đời, bà Liên giọng run run: "Hoa không chỉ làm cho đất nơi đây đẹp hơn, mà cuộc sống bà con cũng đỡ cực hơn".

Theo UBND xã Hòa Phong, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn mới, xã đã triển khai nhiều mô hình kinh tế, thực hiện đề án dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Mảnh đất Gò Giảng được chọn là nơi đầu tiên thực hiện đề án của xã, thực hiện thí điểm vùng chuyên canh hoa.

Với sự hỗ trợ của UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, sự đồng thuận của người dân, năm 2013 những cây giống đầu tiên đã đến tay của gần 30 hộ trồng hoa.

Cùng với đó, chính quyền cũng đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông, hệ thống điện, nước tưới để phục vụ cho việc trồng hoa...

Ông Bùi Dũng - chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Phong - cho biết thêm Gò Giảng vốn là vùng đất cằn cỗi, mỗi năm trồng được vụ sắn xong rồi bỏ. "Mà sắn cũng bấp bênh, không có hiệu quả" - ông Dũng cho hay.

Sau khi chuyển đổi sang trồng hoa (với diện tích hơn 3ha), các hộ dân được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa. Đến nay, đời sống bà con đã khá hơn rất nhiều và hoa Gò Giảng cũng trở thành thương hiệu được nhiều người biết đến.

Những chuyến xe chở hoa Gò Giảng xuống phố - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Những chuyến xe chở hoa Gò Giảng xuống phố - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Xe tải đậu bên cánh đồng hoa để chờ chở những chậu hoa phục vụ Tết - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Xe tải đậu bên cánh đồng hoa để chờ chở những chậu hoa phục vụ Tết - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Niềm vui của người trồng hoa trên vùng đất cằn cỗi - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Niềm vui của người trồng hoa trên vùng đất cằn cỗi - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Nghề trồng hoa Tết đã góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân địa phương - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Nghề trồng hoa Tết đã góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân địa phương - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Giá hoa Tết giảm nhưng sức mua cũng... giảm theoGiá hoa Tết giảm nhưng sức mua cũng... giảm theo

Nhiều nhà vườn miền Tây khẳng định giá hoa Tết năm nay giảm hơn 2023 nhưng sức mua cũng giảm theo. Đa số người đi ngắm hoa, ít mua. Nếu có chỉ mua những loại hoa độc lạ hay đang hot.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên