04/09/2020 13:08 GMT+7

Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Được đánh giá có nhiều triển vọng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam cần nhiều giải pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn bởi COVID-19.

Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất - Ảnh 1.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8-2020 - Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 4-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, Việt Nam đang tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2-9.

Phấn đấu tốt vẫn có thể tăng trưởng 2-3%

Theo công bố mới đây của tạp chí The Economist, Việt Nam đứng trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới, nhiều triển vọng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Một số định chế tài chính lớn nhận định nếu phấn đấu tốt, Việt Nam có thể tăng trưởng 2-3%.

Thủ tướng nhấn mạnh thông điệp không được chủ quan trước dịch bệnh, nhưng cũng không thể đóng cửa, không lo sản xuất kinh doanh, việc làm cho người lao động.

Tình hình tháng 8 có nhiều chuyển biến đáng mừng. Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, chính sách tiền tệ thực hiện tương đối tốt: dự trữ ngoại hối đạt khoảng 92 tỉ USD và đến cuối năm nay có thể đạt con số 100 tỉ USD, tăng nhiều lần so với mức 20 tỉ USD vào đầu nhiệm kỳ; tỉ giá ổn định; lãi suất có xu hướng giảm để hỗ trợ sản xuất.

Nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ cho nền kinh tế trong lúc khó khăn, khi ngành phấn đấu giữ được mức tăng trưởng 2,6-2,8%. Kim ngạch xuất khẩu sẽ vẫn giữ được mục tiêu khoảng 41 tỉ USD. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng: 8 tháng đạt trên 174 tỉ USD, tăng 1,6%, xuất siêu trên 11,9 tỉ USD.

Giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ nét, tăng so với cùng kỳ gần 31%, mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Nhiều địa phương đã tuyên bố giải ngân đạt 100% trong năm nay. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng gần 30%.

Tuy vậy, Thủ tướng nhìn nhận các tồn tại như sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp khó khăn khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 giảm 0,6% so với cùng kỳ, 8 tháng chỉ tăng 2,2%. Thương mại và dịch vụ tháng 8 có xu hướng giảm. Sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn, nguy cơ nhiều việc làm bị mất, nhất là đô thị.

Thảo luận chính sách hỗ trợ thiết thực, cụ thể

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng đề nghị tập trung thảo luận về các giải pháp, chương trình, kế hoạch hành động cụ thể trong 4 tháng còn lại không chỉ tăng trưởng dương, mà còn đạt con số cần thiết, giữ được các cân đối lớn, giữ ổn định đời sống nhân dân.

Nhấn mạnh tinh thần quyết tâm thực hiện mục tiêu kép, vừa quyết liệt phòng chống dịch, vừa tập trung phục hồi phát triển kinh tế, Thủ tướng nêu rõ phải kích thích kinh tế mạnh mẽ, đồng thời cả phía cung và phía cầu vì cung và cầu hiện nay còn yếu.

Vì vậy, các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tài khóa, tiền tệ phải phát huy hiệu quả hơn nữa đối với tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, đồng thời thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, năng cao năng suất, sức cạnh tranh, áp dụng những mô hình, phương thức mới đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong trạng thái bình thường mới.

Thủ tướng: Duy trì tăng trưởng dương, xác định đột phá chiến lược trong tình hình mới Thủ tướng: Duy trì tăng trưởng dương, xác định đột phá chiến lược trong tình hình mới

TTO - Duy trì phấn đấu mức tăng trưởng dương trong bối cảnh nền kinh tế tác động của đại dịch COVID-19 cũng như xác định các nội hàm, đột phá chiến lược trong tình hình mới.

NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên