09/11/2023 09:34 GMT+7

Văn Cao, một nghệ sĩ thiên tài

Ngày 8-11, hội thảo khoa học "Thế giới nhạc, họa, thơ của Văn Cao" được Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương phối hợp báo Nhân Dân tổ chức, nhân 100 năm ngày sinh nhạc sĩ - nghệ sĩ Văn Cao (15-11-1923 - 15-11-2023).

Tổng biên tập báo Nhân Dân Lê Quốc Minh trao tặng đại diện gia đình Văn Cao bức chân dung Văn Cao do Đỗ Hoàng Tường vẽ - Ảnh: T.ĐIỂU

Tổng biên tập báo Nhân Dân Lê Quốc Minh trao tặng đại diện gia đình Văn Cao bức chân dung Văn Cao do Đỗ Hoàng Tường vẽ - Ảnh: T.ĐIỂU

Tại hội thảo ở Hà Nội, các ý kiến tham luận từ các nhà nghiên cứu và các nghệ sĩ từ cả ba miền đều đặc biệt trân trọng Văn Cao trên cả ba lĩnh vực ông tham gia sáng tác là nhạc, họa và thơ.

GS Phong Lê khẳng định không cần phải đợi đến 100 năm ngày sinh của Văn Cao, mà ngay từ 1945, người thanh niên Văn Cao đã là một tên tuổi nghệ sĩ lớn mà "cả dân tộc Việt, nhân dân Việt, từ nhỏ đến lớn, từ trẻ đến già không ai không biết đến và chịu ơn".

Bởi ông là tác giả của Tiến quân ca - Quốc ca của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay từ tháng 8-1945.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương - trong phát biểu đề dẫn đã khẳng định các nhà lý luận, phê bình văn hóa, văn nghệ, các văn nghệ sĩ có tên tuổi nếu được hỏi "Ở Việt Nam thế kỷ 20 ai là nghệ sĩ lớn nhất, có nhiều sáng tạo mang tính đột phá, để lại dấu ấn đa dạng và sâu đậm nhất, có đóng góp rất quan trọng trên nhiều mặt cho nền văn hóa, văn nghệ nước nhà" thì chắc chắn phần đông trong số họ đều đồng thanh, đồng tâm nói hai chữ Văn Cao.

"Với tài năng đa dạng, độc đáo, nhiều chiều kích, tích hợp nhuần nhuyễn giữa tư duy, thẩm mỹ, bút pháp; giữa hiện thực đời sống, sự cảm nhận, tri nhận và nghệ thuật biểu đạt; giữa âm nhạc, hội họa, thơ văn, Văn Cao được nhiều người khẳng định là một hiện tượng hết sức đặc biệt và hiếm có trong lịch sử văn nghệ Việt Nam hiện đại. Gọi ông là nghệ sĩ thiên tài cũng không có gì là ngoa ngôn, quá lời", ông Nguyễn Thế Kỷ phát biểu.

Ông Kỷ cho biết kết quả hội thảo sẽ là cơ sở để Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương tư vấn, tham mưu giúp Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng, bổ sung, hoàn thiện quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách về văn hóa, văn nghệ trong đó có chính sách ghi nhận, tôn vinh, đãi ngộ danh nhân văn hóa, văn nghệ; giữ gìn và phát huy giá trị của các tác phẩm văn học, nghệ thuật tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Văn Cao, trăm năm một bậc kỳ tài - Kỳ 2: Chọn Quốc ca và lần dự thay bất thànhVăn Cao, trăm năm một bậc kỳ tài - Kỳ 2: Chọn Quốc ca và lần dự thay bất thành

Tháng 8-1945, từ chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã chọn Tiến quân ca của Văn Cao làm Quốc ca nước Việt Nam độc lập sắp thành hiện thực. Quốc hội khóa I đã ghi trong Hiến pháp năm 1946 chọn bài này làm Quốc ca của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên