17/03/2021 17:59 GMT+7

UBND Thừa Thiên Huế ra mắt Tủ sách Huế để quảng bá văn hóa cố đô

NHẬT LINH
NHẬT LINH

TTO - Ngày 17-3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức buổi lễ công bố đề án "Tủ sách Huế" và ra mắt cuốn sách đầu tiên thuộc tủ sách này - Địa chí Thừa Thiên Huế.

UBND Thừa Thiên Huế ra mắt Tủ sách Huế để quảng bá văn hóa cố đô - Ảnh 1.

Ông Phan Ngọc Thọ (phải) - chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - công bố logo, con dấu nhận diện của Tủ sách Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Sau khi công bố đề án, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ thành lập hội đồng tuyển chọn và tổ chuyên gia thẩm định chọn những đầu sách để đưa vào Tủ sách. Sau khi được thẩm định, những đầu sách này sẽ được đưa đi xuất bản, tái bản và đưa vào danh mục Tủ sách.

Nguồn kinh phí để thực hiện những việc này được lấy ngân sách tỉnh và các nguồn xã hội hóa. Các cơ quan chính quyền, trường học trên địa bàn cũng được vận động lập mỗi cơ quan một Tủ sách Huế.

Ông Phan Ngọc Thọ - chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết trong tương lai tỉnh sẽ đấu giá các bộ sách quý để có thêm kinh phí tiếp tục sưu tầm, duy trì hoạt động của Tủ sách.

Huế cũng dự kiến cho ra mắt một đường sách tại đường Nguyễn Huệ (TP Huế) nhằm quảng bá rộng rãi Tủ sách Huế và nâng cao thêm văn hóa đọc sách tại địa phương.

"Đề án này cũng có ghi rõ việc quảng bá Tủ sách Huế ra trong nước và quốc tế nhằm quảng bá, lan tỏa văn hóa Huế ra cộng đồng. Trước mắt hội đồng chuyên gia đang nghiên cứu và sắp tới sẽ cho công bố cuốn Từ điển toàn thư văn hóa ẩm thực Huế - một bộ sách nằm trong Tủ sách Huế" - ông Thọ nói.

Việc ra mắt Tủ sách Huế là điều mà những người yêu sách, các nhà nghiên cứu văn hóa Huế mong mỏi từ lâu. 

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hữu Châu Phan cho biết ông rất vui mừng khi tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu thực hiện đề án hết sức cần thiết và ý nghĩa với mảnh đất cố đô này.

"Đây sẽ là nơi tập hợp những những đầu sách, những tư liệu quý về Huế. Nhờ đó mà những tư liệu quý trong dân gian được tập hợp, giữ gìn và công bố rộng rãi ra công chúng, tránh nguy cơ bị thất truyền" - ông Phan nói.

Theo ông Phan, sau khi lên ngôi hoàng đế lập ra vương triều Nguyễn, vua Gia Long đã cho sưu tập những đầu sách, tư liệu trong dân gian về vùng đất cố đô, trong đó đáng chú ý là vua đã lệnh cho quan Thượng thư Bộ Binh Lê Quang Định biên soạn bộ Hoàng Việt nhất thống Dư địa chí - bộ địa chí đầu tiên dưới triều Nguyễn.

Tìm lại cốt cách Huế Tìm lại cốt cách Huế

TTO - Ngoài việc triển khai thí điểm môn nữ công gia chánh tại Trường THPT Hai Bà Trưng, sắp tới Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ nghiên cứu, triển khai môn học này ở Trường THCS Nguyễn Tri Phương.

NHẬT LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên