07/08/2009 10:08 GMT+7

Tuyệt tác đại thánh đường xanh

BẠCH NGỌC(Tổng hợp từ Archnet, Lonely Planet và Wikipedia)
BẠCH NGỌC(Tổng hợp từ Archnet, Lonely Planet và Wikipedia)

TTO - Nhà thờ Hồi giáo quốc gia Sultan Ahmed, với tên thường gọi là đại thánh đường xanh, là một thánh đường lịch sử tọa lạc tại Istanbul, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một trong những nhà thờ được xây dựng lâu đời nhất, lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới với lớp đá lát màu xanh tuyệt đẹp và tinh xảo được trang hoàng trên các bức tường bao trùm toàn bộ bên trong nhà thờ.

v8TOV2zD.jpgPhóng to
Quần thể kiến trúc công trình nhà thờ Hồi giáo quốc gia Sultan Ahmed, tên thường gọi là đại thánh đường xanh

Được xây dựng khoảng giữa năm 1609-1616, dưới thời trị vì của đức vua Ahmed đệ nhất. Giống những nhà thờ Hồi giáo khác, Sultan Ahmed cũng được thiết kế bao gồm khu lăng mộ cho người sáng lập nhà thờ, giáo đường và một trại tế bần.

Kiến trúc của nhà thờ Sultan Ahmed là tuyệt tác đỉnh cao đúc kết từ sự kết hợp của hai thế kỷ phát triển kiến trúc nhà thờ Hồi giáo các triều đại Ottoman và nhà thờ Thiên Chúa giáo Byzantine. Đại thánh đường được trang trí một vài yếu tố đặc trưng của kiến trúc trường phái Byzantine hao hao giống Hagia Sophia - nhà thờ lớn nhất thế giới đến tận thế kỷ 16, một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Bên cạnh đó là sự cộng hưởng với kiến trúc Hồi giáo truyền thống tỉ mỉ và cực kỳ tinh xảo.

Vị kiến trúc sư tài ba, lẫy lừng danh tiếng Sedefkar Mehmet Aga đã khéo léo kết hợp vẻ oai nghiêm, kích thước áp đảo và nét đẹp hoành tráng tuyệt mỹ vào một công trình vĩ đại tồn tại vĩnh cửu.

Một khối lượng khổng lồ các nguyên liệu đã được sử dụng để thi công, đặc biệt là đá và cẩm thạch, làm kiệt quệ hầu hết nguồn cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình trọng yếu khác thời bấy giờ.

xth31Miw.jpgPhóng to
Công trình là sự kết hợp khéo léo giữa hai trường phái kiến trúc nhà thờ Hồi giáo các triều đại Ottoman và nhà thờ Thiên Chúa giáo Byzantine
SJvPY5KD.jpgPhóng to
Công trình tiêu tốn một khối lượng khổng lồ nguyên vật liệu, làm khánh kiệt vật tư xây dựng cho hầu hết các công trình khác thời bấy giờ
AmpCwQRq.jpg
pq8Duo9I.jpg
Đại thánh đường xanh là di tích lịch sử văn hóa quan trọng nhất của thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ suốt hơn 300 năm nay
q8vBQ7d1.jpg
Đài phun nước lục giác
2SLKYzBH.jpg
ES9gk3Pg.jpg
Tráng lệ với dáng vẻ oai nghiêm và kích thước khổng lồ

Ngoài Adana, Sultan Ahmed là một trong hai nhà thờ Hồi giáo duy nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ có cấu trúc sáu tháp. Bốn tháp ở các góc của nhà thờ với hình dáng giống cây viết chì, đều gồm ba tầng bancông với các đòn chìa đúc bằng nhũ đá (một loại vật chất siêu bền do cacbonat canxi kết tụ lại trên các hang động hàng triệu năm tuổi). Trong khi hai tháp còn lại đặt ở cuối sân ngoài chỉ gồm hai tầng bancông giống như thế.

Cách bố trí của đại thánh đường xanh là một kiểu kiến trúc bất quy tắc độc đáo. Trước tiên đó là sự chiếu cố của kiến trúc sư đến vị trí xây dựng của công trình. Mặt chính, cũng là lối vào, là khoảng sân trước bốn mặt với kích thước rộng thênh thang như một quảng trường đối xứng. Chính giữa có một đài phun nước lục giác khá nhỏ so với kích thước của khoảng sân trước. Đài kỷ niệm với lối vào cũng khá nhỏ nhưng lại nổi bật với mái vòm được điêu khắc chi tiết tỉ mỉ.

Lo5IkHhd.jpgPhóng to
xNi9VZiX.jpg
Được xây dựng từ năm 1609-1616, từng giữ vị trí nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thế giới suốt hơn hai thế kỷ
ylsiglFc.jpgPhóng to
Cổng chính ra vào khá hẹp
ETsWAjmW.jpgPhóng to
Họa tiết trang trí bên trong chân đế của “chân voi”

Thánh đường chính được xây dựng theo kiểu xếp tầng giật cấp hướng lên với hệ thống mái vòm và bán vòm. Mỗi mái gồm ba vòm thấp, trên cùng là một vòm lớn bao quanh với đường kính 23,5m và đỉnh cao nhất là 43m. Mỗi vòm được chống đỡ bằng bốn cột trụ với kích thước rất lớn nên thường được gọi là “chân voi”. Chân đế bên trong của những cột “chân voi” này gồm rất nhiều đường rãnh lát cẩm thạch lồi, nửa trên được trang trí những họa tiết cực kỳ tinh xảo.

m6uudYlu.jpgPhóng to
Họa tiết tinh xảo với 50 kiểu biến tấu hình hoa tulip

Bên trong đại thánh đường là một bảo tàng nghệ thuật vô giá rộng lớn gồm hơn 20.000 viên đá lát bằng gốm được làm thủ công, với họa tiết là thiết kế của hơn 50 loại hoa tulip khác nhau. Những viên đá lát ở các tầng thấp hơn là những thiết kế truyền thống, trong khi ở các tầng khác là những họa tiết rực rỡ tượng trưng cho các loài hoa, trái cây và cây cỏ. Dù thời gian có khiến màu sắc thay đổi nhưng công trình này vẫn là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật chạm khắc.

5z9J8Mle.jpgPhóng to
Khoảng sân trước với diện tích tương đương một quảng trường
FrLLKX2w.jpgPhóng to
HgdNIh2M.jpg
r471da0x.jpg
Cấu trúc xếp tầng tăng dần của hệ thống mái vòm

Đặc sắc nhất là sắc xanh của phần nội thất. Đó là lớp đá cẩm thạch đắt tiền được khảm trên khắp các cột, tường, mái vòm… Ngoài ra còn có hơn 260 cửa sổ bằng kính với thiết kế phức tạp ở phía trên cao, cho phép lấy ánh sáng thiên nhiên chiếu sáng thánh đường, và mới đây phần ánh sáng này được bổ trợ thêm bởi những chùm đèn treo bằng phalê rực rỡ.

wfPrstuB.jpgPhóng to
Các bức tường với “bảo tàng nghệ thuật chạm khắc khổng lồ”
T8tUPgKc.jpg
Hơn 260 ô cửa sổ màu đem ánh sáng thiên nhiên vào bên trong thánh đường
93N3ZFoW.jpg
Sự “can thiệp” của dàn đèn chùm phalê hiện đại

Vào mùa du lịch (từ tháng 5 đến tháng 9), chỉ có người theo đạo Hồi mới được phép vào thánh đường qua cổng chính, còn du khách chỉ có thể dùng cổng phía bắc. Tất cả đều phải để giày bên ngoài và phụ nữ bắt buộc phải có khăn trùm đầu.

NUrcWfBt.jpgPhóng to
Là địa danh du lịch quan trọng nhất của Istanbul

Đại thánh đường xanh này đã trở thành biểu tượng tôn giáo quan trọng nhất, đồng thời cũng là điểm thu hút khách du lịch quen thuộc nhất Istanbul suốt hơn ba thế kỷ qua.

BẠCH NGỌC(Tổng hợp từ Archnet, Lonely Planet và Wikipedia)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên