20/05/2020 08:09 GMT+7

Tưởng đã tuyệt chủng, cá voi lưng gù hồi sinh ngoạn mục

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Có thời điểm chỉ còn 450 con, giờ đây số lượng cá voi lưng gù phát triển lên đến hàng chục ngàn con trên toàn cầu. Ngoài cân bằng hệ sinh thái, chúng còn giúp giảm lượng CO2 toàn cầu.

Cận cảnh cá voi lưng gù ở vùng biển Nam Cực - Nguồn: YOUTUBE

Theo Time, nghiên cứu mới nhất của các tổ chức bảo vệ cá voi khu vực Nam Mỹ cho thấy số lượng cá voi ngoài khơi vùng biển Brazil, khu vực giáp ranh với Nam Băng Dương, hiện tăng trưởng rất nhanh.

Những năm 1830, số lượng cá voi lưng gù ở khu vực này là 27.000 con. 

Do công nghiệp đánh bắt bùng nổ, các quần thể cá voi suy giảm nghiêm trọng. Đến năm 1950, cá voi lưng gù chỉ còn vỏn vẹn 450 con ngoài khơi Brazil.

Nhờ tác động của lệnh cấm đánh bắt từ năm 1986 và môi trường sống được bảo vệ, cá voi dần phục hồi. 

Trong nghiên cứu mới đây, cá voi ở khu vực này đã bằng khoảng 93% so với thời kỳ cực thịnh thế kỷ 19, khoảng 25.000 con.

Tưởng đã tuyệt chủng, cá voi lưng gù hồi sinh ngoạn mục - Ảnh 2.

Cá voi lưng gù khu vực biển Nhật - Ảnh: GETTY IMAGES

Tại Nhật, theo Japan Times, số lượng cá voi lưng gù xung quanh đảo Amami-Oshima, phía tây nam nước này từ tháng 12-2019 đến 3-2020 cũng đạt 971 con. Đây là số lượng lớn nhất được ghi nhận ở khu vực này kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu từ năm 2014. Mùa đông năm trước, khu vực quanh đảo Amami-Oshima chỉ có 238 con.

Hiệp hội cá voi Nhật cho biết bảo vệ cá voi là một trong những hoạt động trọng tâm của Bộ Môi trường Nhật Bản.

Ở Nhật, cá voi sẽ bơi về phía nam vào tháng 1 và tháng 2 để tránh cái lạnh và trở lại phía bắc vào tháng 3. Đến mùa sinh sản, cá voi bơi về Amami-Oshima và Okinawa từ bán đảo Kamchatka (Nga).

Theo báo cáo của Ủy ban cá voi quốc tế, chỉ trong 10 năm từ 2006 đến 2015, số lượng cá voi lưng gù phục hồi hơn khoảng 30% so với giai đoạn trước khai thác công nghiệp. 

Tưởng đã tuyệt chủng, cá voi lưng gù hồi sinh ngoạn mục - Ảnh 3.

Cá voi lưng gù "trữ" CO2 gấp nhiều lần so với cây xanh - Ảnh: GETTY IMAGES

Cá voi lưng gù phục hồi số lượng ngoài có ý nghĩa về đa dạng sinh học và cân bằng hệ sinh thái còn giúp giảm lượng CO2 toàn cầu. 

Trung bình mỗi con trưởng thành dài từ 12-16m, nặng khoảng 30-36 tấn, thu giữ 33 tấn CO2. Trong khi mỗi năm một cây xanh chỉ hấp thụ 21kg CO2.

Chỉ tính số cá voi lưng gù ở Brazil hiện tại cũng đã "trữ" đến 814.000 tấn CO2, gấp 2 lần lượng khí thải CO2 ở những nước nhỏ như Bermuda hay Belize.

Hiện tại toàn cầu có khoảng 49 loài cá voi lưng gù, đồng nghĩa lượng CO2 được lưu trữ rất lớn.

"Đây là tín hiệu tốt. Cứ mỗi năm chúng tôi quan sát số liệu số cá voi toàn cầu lại thấy nhiều lạc quan, đặc biệt cho khí hậu Trái đất", María Vázquez - nhà sinh vật học thuộc Đại học tự trị quốc gia Mexico (Mexico) - cho biết.

Bị phạt 1.500 USD vì... đến gần cá voi Bị phạt 1.500 USD vì... đến gần cá voi

TTO - Một công dân Canada trở thành người đầu tiên bị phạt vì đến gần cá voi, với số tiền phạt 1.500 USD (34 triệu đồng).

HOÀNG THI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên