07/09/2005 17:36 GMT+7

Tu viện Tushilumpo - một kiến trúc tuyệt tác của Tây Tạng

Theo Di sản thế giới
Theo Di sản thế giới

Bình minh là lúc đẹp nhất để ngắm tu viện Tushilumpo. Ánh sáng chiếu nghiêng qua các mái ngói làm nổi bật lên giữa nền bóng đen của ngọn núi Thượng Tích, làm tăng thêm vẻ huyền bí của tu viện nằm trong thành phố Xigaze, thủ đô xưa kia của Tây Tạng và hiện nay là đô thị lớn thứ nhì ở Tây Tạng sau Lhasa.

q0V0Iqqa.jpgPhóng to
Tushilumpo là nơi trú ngụ của đức Panchen Lạt ma.
Bình minh là lúc đẹp nhất để ngắm tu viện Tushilumpo. Ánh sáng chiếu nghiêng qua các mái ngói làm nổi bật lên giữa nền bóng đen của ngọn núi Thượng Tích, làm tăng thêm vẻ huyền bí của tu viện nằm trong thành phố Xigaze, thủ đô xưa kia của Tây Tạng và hiện nay là đô thị lớn thứ nhì ở Tây Tạng sau Lhasa.

Được xây dựng từ năm 1447, qua nhiều thế kỷ phát triển, hiện tu viện có diện tích 18,5 ha với hơn 50 giảng đường chạm khắc tinh vi, với 3600 phòng dành cho các Lạt ma.

Đức Phật sống Chiazha Qamba Chili nói tu viện trước kia có đến 3800 Lạt ma nhưng bây giờ chỉ còn 780 vị. Vị tu viện trưởng 52 tuổi này là hiện thân của Đức Phật sống từ lúc 7 tuổi. Đức Phật sống là cấp bậc cao nhất mà một Lạt ma có thể đạt được. Khi một Lạt ma đạo cao đức đầy chết đi, người ta tin ngài sẽ đầu thai thành một đứa bé khác.

Đức Chiazha sống trong một căn nhà có hai buồng xây bằng gạch với những cột gỗ đủ sức chịu đựng tầng thứ nhì bằng đất nện bóng loáng. Dù lớn lên từ tu viện, Chiazha vẫn biết sử dụng các phương diện hiện đại: chiếc máy đánh chữ hiệu Flying Fish dùng chữ Tây Tạng, thắt cravate và áo veston.

Ông là một Lạt ma sùng kính trong các nhiệm vụ tôn giáo và điều hành tu viện Tushilumpo. Trách nhiệm nặng nề nhất của đức Chiazha hiện nay là tìm cho được đứa bé hoá thân của đức Panchen thứ 10 đã viên tịch vì bệnh tim năm 1989.

780 Lạt ma trong tu viện tuổi từ 17đến 87 được tuyền chọn gắt gao qua các kỳ sát hạch từ khắp nơi như Tây Tạng, Nội Mông và các tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Sơn Đông... của Trung Quốc. Đời sống ở tu viện rất khắc khổ, các Lạt ma dậy lúc 6 giờ sáng và tập hợp ở nguyện đường để đọc kinh Sutra và ăn sáng.

Từ 9 giờ 30 đến trưa, họ đi làm hay đến lớp học. Sau khi ăn cơm trưa và nghỉ trưa, họ phải làm việc hoặc trở lại lớp học. Buổi chiều đọc kinh Sutra và ăn cháo từ 6-8 giờ tối. Thức ăn rất đơn giản, đồ chay chính là tsanba và trà bơ yak. Tsanba là bột lúa mì trộn với bơ yak và muối. Các Lạt ma không được hút thuốc và uống rượu.

Thu nhập của cả tu viện hàng năm khoảng 1,6 triệu Yuan (540.800USD) trong đó 1 triệu yuan do nông sản, 100.000 do chính phủ Trung Quốc cung cấp và 500.000 do các dịch vụ tôn giáo. Bình quân một Lạt ma được 80 yuan/tháng. Người lớn tuổi được cao nhất 160 yuan và người mới được 45 yuan.

Cả tu viện là một mê cung gồm nhiều phòng tối tăm, hành lang chật hẹp và cái sân đầy bóng tối. Có rất nhiều tượng Phật ở các nguyện đường. Ở góc phía Đông Bắc tu viện là một bức tường hương khắp nơi đổ về. Các Lạt ma căng một bức lụa khổng lồ suốt bức tường vẽ hình đức Phật. Mỗi ngày thay một bức tranh từ Phật Quá Khứ, Phật Hiện Tại và đến Phật Vị Lai.

Phía Tây Bắc là một toà nhà màu đỏ thẫm, bên trong là một tượng Phật Quan Âm bằng đồng lớn nhất hành tinh, cao 26,2m, nặng 115 tấn. Tượng được trang hoàng bằng ngọc trai, mã não, san hô, vàng bạc. 110 người thợ khéo nhất nước làm việc trong năm để tạc bức tượng. Trên các bức tượng treo la liệt các bức tranh trải qua nhiều thế kỷ, vẽ lại sự tích của Đức Thích Ca Mâu Ni và Zongkaba (1358-1419) người sống lập ra giáo phái Phật giáo Tây Tạng.

Theo Di sản thế giới
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên