02/02/2010 17:49 GMT+7

Từ một lá thư nhớ Bác

PHẠM VŨ
PHẠM VŨ

TTXuân - Những ngày xuân bước sang thập kỷ mới này, một bạn trẻ tự giới thiệu là bạn đọc thường xuyên của trang Theo gương Bác trên Tuổi Trẻ gửi đến cho chúng tôi “một bài thơ nằm trong bộ sưu tập những bài thơ viết về Bác” của bạn, với lời ghi chú: “Bài thơ này được một “sư tỉ” ở trường mình sáng tác đã 24 năm, mà đến nay nó vẫn như là tiếng lòng của tụi mình vậy”.

jq40MXvc.jpgPhóng to

Trong hành trình “Nhớ lời Di chúc theo chân Bác” về Nghệ An tháng 8-2009 do Tuổi Trẻ tổ chức, trong câu chuyện của những người tham gia, những bài học Bác Hồ để lại trở nên cuốn hút hơn bao giờ khi được nhắc đến dưới chân tượng đài Bác - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Đó là bài Mùa xuân nhớ Bác của cô sinh viên Phạm Thị Xuân Khải sáng tác vào xuân Bính Dần 1986, khi cô đang là sinh viên năm thứ 2 Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Mùa xuân về nhớ Bác khôn nguôiTiếng pháo giao thừa nhớ ngày xuân Bác còn chúc TếtVần thơ thân thiếtấm áp lòng ngườiBác đã đi xa rồiĐể lại chúng con bao nỗi nhớ...Làm sao có thể quênMỗi lần gặp BácBác bắt nhịp bài ca Đoàn kếtNgười thường nhắc nhởYêu nước, thương dânDẫu thân mình có phải hi sinhCũng chỉ vì trường xuân cho đất Việt...

Cuộc đời con người từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh sẽ còn thu hút nhiều cuộc tìm hiểu, nghiên cứu học tập của nhiều thế hệ.

Chính thế, hơn hai năm thực hiện trang Theo gương Bác trên Tuổi Trẻ, chúng tôi phát hiện nhiều điều tưởng cũ mà mới, tưởng đã biết, đã hiểu rồi mà hóa ra chưa về Bác Hồ ngay trong lòng mình, trong lòng bạn đọc nhiều lứa tuổi. Không chỉ có những ông giáo về hưu mà cả cậu học sinh lớp 7 cũng chung đam mê sưu tầm ảnh Bác. Không chỉ có họa sĩ, nhà điêu khắc chuyên vẽ tranh, nặn tượng Bác, mà còn có bác cán bộ hưu trí thích tự vẽ tranh Bác bằng bút chì và mang tặng những ai có chung thần tượng.

Không chỉ có những đoàn trường phổ thông biên tập những mẩu chuyện về Bác Hồ phát thanh trong giờ sinh hoạt, giờ ra chơi, mà còn có cả bà cụ bán nước chè ở Hòa Bình cũng tự làm một “đài phát thanh cây bàng” để kể chuyện Hồ Chủ tịch. Không chỉ có bác cựu chiến binh tỉ mẩn in những lời dạy của Bác cắt dán lên những chiếc kẹp hồ sơ trong cơ sở sản xuất kinh doanh của mình, mà hai cô bé lớp 9, lớp 10 cũng hồn nhiên thiết kế trang web để truyền tải “tư tưởng Hồ Chí Minh”...

BnPxdx1M.jpgPhóng to
Học sinh Trường THCS thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) trồng cây nhớ Bác - Ảnh: Tấn Thái

Vì những bài học Người để lại cho đời là vô giá.

Trên trang Theo gương Bác, đã có nhiều bạn trẻ kể về những kết quả mà họ đạt được khi noi theo Bác. Có bạn đã nhờ câu chuyện anh đầu bếp Văn Ba học ngoại ngữ trong lòng bàn tay mà vượt qua nỗi ngán ngẩm của mình trong giờ học tiếng Anh để chỉ sau hai năm đã giành được học bổng du học. Có anh cán bộ xã đã biến bài học “hũ gạo Bác Hồ” thành “hộp giấy tiết kiệm” giúp những người đồng bào nghèo của mình lần lượt thoát nghèo. Có bạn trẻ đã tâm niệm những lời thơ “ngục trung nhật ký” của Bác trong lúc nghiến răng vượt qua những cơn đau vì tật bệnh để đứng trên bục giảng thành một giáo viên dạy nghề cho những người khuyết tật khác...

Và hôm nay có thêm bạn trẻ như Xuân Khải “day dứt vì mình chưa làm được những điều hằng ước mơ”. Cái day dứt ấy đáng quý biết bao. Bạn day dứt, bạn chưa làm được, và bạn trẻ, chỉ ngần đó thôi cũng đủ để chúng tôi tin tưởng vào những điều bạn sắp và sẽ làm để thực hiện ước mơ của mình. Chúng tôi đã nhắm mắt để đoán xem ước mơ của bạn. Đi du học? Mở công ty? Thực hiện một công trình để đời?... Như thế nào thì chắc chắn ước mơ của bạn cũng rất đẹp, và chắc chắn sẽ mang lại hạnh phúc cho nhiều người.

Mùa xuân vẫn luôn là mùa của mơ ước, và tuổi trẻ là tuổi để thực hiện mơ ước.

Trong hành trình “Nhớ lời Di chúc theo chân Bác” về Nghệ An do Tuổi Trẻ tổ chức tháng 8-2009, nhà thơ Hải Như, “người làm thơ về Bác”, tâm sự về những bài học của Bác mà nhà thơ đã nghiền ngẫm suốt cả đời rằng: “Vô giá nhưng dễ cảm, dễ hiểu, dễ thực hiện”.

Bài học khi Bác đến thăm chị Tín gánh nước thuê, nghèo nhất Hà Nội trong một đêm giao thừa dễ bị lạc mất khi chúng ta lướt qua những con phố lấp lánh đèn màu và vời vợi cao ốc. Bài học khi Bác mời người công nhân có năng suất cao nhất lên cắt băng khánh thành phân xưởng mới ở Nhà máy dệt 8-3 Hà Nội năm 1963 dễ bị quên đi trong những buổi lễ long trọng cờ hoa, nườm nượp quan khách. Bài học khi Bác yêu cầu bà con nông dân “hãy kể những chuyện làm các cô, các bà cực khổ” trong một lần xắn quần xuống ruộng dễ bị bỏ qua trong những báo cáo, thống kê, tổng kết...

Vì vậy, nhà thơ Hải Như đã viết:

Ta không muốn chỉ ngắm hoài bức ảnhBác Hồ cười trán chẳng rõ nếp nhănTrong phòng nhỏ mình taRất nhiều lúc ta cầnĐược thấy Bác nghiêm nhìn ta tư lựVà được thấy cả lúc Người giận chứ!Lặng lẽ ngoảnh đi... (Ta tự hiểu với mình)

PHẠM VŨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên