07/08/2008 03:30 GMT+7

Trường hợp nào được xác định lại giới tính?

 LAN ANH thực hiện
 LAN ANH thực hiện

TT - Ngày 5-8, Chính phủ vừa ban hành nghị định về xác định lại giới tính. Nhiều người trong cuộc thắc mắc: trường hợp nào được quyền xác định lại giới tính? Ông Nguyễn Huy Quang - phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), thành viên ban soạn thảo nghị định - cho biết:

+
aYvvO2rf.jpgPhóng to
Ông Nguyễn Huy Quang - phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế)
TT - Ngày 5-8, Chính phủ vừa ban hành nghị định về xác định lại giới tính. Nhiều người trong cuộc thắc mắc: trường hợp nào được quyền xác định lại giới tính? Ông Nguyễn Huy Quang - phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), thành viên ban soạn thảo nghị định - cho biết:

- Những năm qua Bộ Y tế đã nhận được nhiều đề nghị, chủ yếu là của những người 15-30 tuổi, khi người ta thấy có những dấu hiệu khác thường về giới tính. Ví dụ nam lại thích chơi với nam, thích chơi búp bê hơn là đá bóng chẳng hạn. Họ muốn được xem xét và xác định lại, muốn được sống với đúng giới tính thật của mình. Đó là quyền chính đáng của những người chưa được định hình về giới tính.

Tuy chưa có thống kê chính thức về số người có nhu cầu này, nhưng hằng năm riêng Bệnh viện Việt Đức đã phẫu thuật khoảng 100 bệnh nhân dị tật bẩm sinh bộ phận sinh dục, trong đó có 20 trường hợp phải xác định lại giới tính trước khi phẫu thuật.

* Những trường hợp nào được quyền xác định lại giới tính? Nghị định này đã tính đến những vướng mắc sau khi người có nhu cầu được phẫu thuật như cải chính về hộ tịch, chứng minh nhân dân cho họ?

- Có hai trường hợp được xác định lại giới tính là người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính và người có giới tính chưa được định hình chính xác. đó là những người có bất thường ở bộ phận sinh dục (lưỡng giới nữ giả nam, lưỡng giới nam giả nữ, lưỡng giới thật...), những trường hợp có bề ngoài, kể cả bộ phận sinh dục là nam hoặc nữ nhưng lại bất thường về nhiễm sắc thể, bất thường so với bề ngoài nam hay nữ. Chúng tôi ước tính chung (theo số liệu chung của thế giới) cứ 2.000 trẻ em mới sinh thì có một trẻ có bộ phận sinh dục không phù hợp với bộ nhiễm sắc thể.

Về những vướng mắc có thể nảy sinh, chúng tôi đã trình Chính phủ nghị định này từ tháng 9-2006 đến nay Chính phủ mới ban hành, tức là đã nhiều lần cân lên đặt xuống để nghị định ban hành đảm bảo tính khả thi. Sau khi được xác nhận có đủ điều kiện chuyển đổi giới tính phù hợp, người đó sẽ được cấp giấy chứng nhận và đến UBND cấp quận huyện để giải quyết về vấn đề hộ tịch, chứng minh nhân dân... theo tinh thần nghị định 158, ngày 27-12-2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch.

* Thưa ông, cơ sở y tế như thế nào là đủ điều kiện xác định lại giới tính? Thời điểm nào những người có nhu cầu sẽ được xác định lại giới tính như tinh thần của nghị định này?

- Bộ Y tế sẽ xem xét trong số những cơ sở ngoại, sản nhi, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện tư nhân có điều kiện tương đương. Các cơ sở y tế này phải có phòng xét nghiệm di truyền tế bào và di truyền phân tử, nếu không phải có hợp đồng với các phòng thí nghiệm tương tự, vì đây là yêu cầu cần thiết cho việc xác định khiếm khuyết về nhiễm sắc thể. Những bệnh viện nào muốn làm đều phải đề nghị và được thẩm định, tránh chuyện lạm dụng, xác định không phù hợp cho nhu cầu thương mại hoặc trốn tránh gì đó về pháp lý, trong thi đấu thể thao...

Chúng tôi đã tham khảo tài liệu nước ngoài rất kỹ trong khi soạn nghị định này, có nơi như Thái Lan gọi là chuyển đổi giới tính, còn chúng ta là xác định lại giới tính cho những trường hợp khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định và có thể trong khoảng một tháng nữa, nghị định này sẽ chính thức đi vào cuộc sống.

 LAN ANH thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên