11/06/2022 23:22 GMT+7

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh: Cần phải xác định kinh tế biển là động lực

QUANG THẾ
QUANG THẾ

TTO - "Cần xác định kinh tế biển là động lực để phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước nói chung, kinh tế địa phương sau đại dịch COVID-19".

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh: Cần phải xác định kinh tế biển là động lực - Ảnh 1.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh - Ảnh: K.TRUNG

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu như vậy tại "Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam 2022" được tổ chức ở Phú Yên tối 12-6.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước là tập trung phát triển bền vững, toàn diện lãnh thổ kinh tế biển. Thúc đẩy, tạo động lực mạnh mẽ để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển.

"Bảo tồn, khai thác bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển đã trở thành thước đo phát triển của nhiều quốc gia. Phát biển kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường đang là xu thế tất yếu...", ông Trần Tuấn Anh nói.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh: Cần phải xác định kinh tế biển là động lực - Ảnh 2.

Ban tổ chức "Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam 2022" tặng 10.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân Phú Yên - Ảnh: K.TRUNG

Để phát triển bền vững kinh tế biển, trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị các ban, bộ, ngành trung ương và các địa phương tăng cường triển khai đồng bộ các khâu đột phá, giải pháp chủ yếu về phát triển bền vững kinh tế biển. Đánh giá toàn diện, đầy đủ những thách thức trong công tác bảo vệ chủ quyền, tình hình ô nhiễm môi trường biển của mỗi địa phương, từ đó có chính sách ưu tiên giải quyết tổng thể, hiệu quả.

Đồng thời phát triển mô hình tăng trưởng xanh, kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ, nhất là mạng lưới giao thông kết nối trung tâm kinh tế lớn của cả nước, trọng tâm là tuyến đường bộ ven biển Việt Nam theo quy hoạch.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà cho biết đại dương bao phủ hơn 70% bề mặt Trái đất là cái nôi của sự sống, có vai trò quan trọng duy trì các hoạt động kinh tế, văn hóa, tinh thần của con người.

Tuy nhiên, đại dương đang đối mặt với những nguy cơ chưa từng có do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hoạt động khai thác tài nguyên thiếu bền vững, ô nhiễm môi trường và suy giảm hệ sinh thái biển.

"Theo cảnh báo của Liên Hiệp Quốc, 90% quần thể cá lớn bị cạn kiệt và 50% rạn san hô bị phá hủy. Ô nhiễm rác thải nhựa đã chạm đến nơi sâu nhất trong lòng đại dương và con người đang lấy đi từ đại dương nhiều hơn những gì có thể được bổ sung", ông Trần Hồng Hà thông tin.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, "hồi sinh cùng hành động vì đại dương" được lựa chọn làm chủ đề của "Ngày đại dương thế giới 2022".

Trường Sa sẽ thành trung tâm kinh tế trên biển ra sao? Trường Sa sẽ thành trung tâm kinh tế trên biển ra sao?

TTO - Huyện đảo Trường Sa có thế mạnh đã được phát huy tốt đem lại hiệu quả to lớn như dịch vụ hậu cần nghề cá. Và cũng có thế mạnh được xác định từ rất sớm như du lịch biển nhưng điều kiện để phát huy chưa thuận lợi.

QUANG THẾ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên