26/04/2019 14:03 GMT+7

Trụ sở báo Tiếng Dân ở Huế được công nhận di tích lịch sử

NHẬT LINH
NHẬT LINH

TTO - Trụ sở tòa soạn báo Tiếng Dân tại số 193 đường Huỳnh Thúc Kháng, phường Phú Hòa, TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) vừa được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Trụ sở báo Tiếng Dân ở Huế được công nhận di tích lịch sử - Ảnh 1.

Trụ sở báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng tại Huế được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh - Ảnh: NHẬT LINH

Sáng 26-4, Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên - Huế đã tổ chức Lễ công bố và đón nhận quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Trụ sở báo Tiếng Dân tại số 193 đường Huỳnh Thúc Kháng, TP Huế.

Đây là di tích lưu niệm sự kiện cấp tỉnh, thuộc sự quản lý của Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên - Huế. Hiện di tích còn lưu giữ được hai khu nhà cũ (trong đó có một khu nhà hai tầng) với lối kiến trúc Pháp từng là nơi tòa soạn báo Tiếng Dân làm việc. 

Bên trong hiện bố trí nhiều ngăn tủ kính để trưng bày những tư liệu, bản báo in của báo Tiếng Dân phục vụ du khách đến tham quan. 

Trụ sở báo Tiếng Dân ở Huế được công nhận di tích lịch sử - Ảnh 2.

Trụ sở báo Tiếng Dân được chụp lại khi đang còn hoạt động - Ảnh: Tư liệu

Ông Cao Huy Hùng, giám đốc Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên - Huế cho biết: sẽ đề xuất lập dự án phục dựng lại một số hạng mục công trình theo hiện trạng ban đầu gồm: biển hiệu báo Tiếng Dân, làm lại cửa đi và một số nội thất bên trong di tích, đồng thời cho tháo dỡ phần cơi nới do các hộ dân sống trong di tích sau 1975.

Trụ sở báo Tiếng Dân ở Huế được công nhận di tích lịch sử - Ảnh 3.

Dãy nhà hai tầng bên trong trụ sở báo Tiếng Dân - Ảnh: NHẬT LINH

"Về lâu dài, Bảo tàng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan, đề xuất phương án xã hội hóa trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Biến nơi đây thành một bảo tàng báo chí thu nhỏ, nơi sinh hoạt, trao đổi nghiệp vụ của các nhà báo, phóng viên đã, đang hoạt động trên địa bàn" - ông Hùng nói.

Thét tiếng dân giữa Kinh thành Huế

Báo Tiếng Dân ra số đầu tiên vào ngày 10-8-2927 do chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ biên kiêm chủ bút, Đào Duy Anh làm thư ký tòa soạn.

Tiếng Dân là tờ báo Quốc ngữ đầu tiên ở miền Trung. Mặc dù ra đời muộn hơn so với báo chí miền Nam và Bắc, song báo Tiếng Dân đã có vai trò trong việc công khai nói lên tiếng nói của người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do và tự chủ.

Tờ báo đã tồn tại hơn 16 năm, xuất bản được 1.766 số báo thì bị chính quyền thực dân Pháp đình bản vào ngày 24-4-1943.

Tại hội nghị văn hóa toàn quốc (tháng 7-1948) tổ chức ở chiến khu Việt Bắc, Tổng bí thư Trường Chinh đã đánh giá về 16 năm hào khí của tờ báo Tiếng Dân là: "Thét tiếng dân giữa kinh thành Huế".

Cụ Huỳnh, báo Tiếng Dân và chủ quyền biển đảo Cụ Huỳnh, báo Tiếng Dân và chủ quyền biển đảo

TT - Từ gần cả thế kỷ trước, trên những số báo Tiếng Dân, cụ Huỳnh đã có những bài báo đanh thép khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa.

NHẬT LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên