07/04/2014 13:50 GMT+7

Tìm máy bay MH370, phát hiện đại dương tràn ngập... rác

TRÙNG DƯƠNG (Theo National Geographic)
TRÙNG DƯƠNG (Theo National Geographic)

TTO - Bên cạnh việc tìm kiếm chuyến bay mất tích MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines, các nhà khoa học trên thế giới cho biết, rác thải đạt mức báo động đỏ, tràn ngập các đại dương trên thế giới.

Tàu, máy bay tìm kiếm MH370 đổ về nơi có sóng âm MH370 bay vòng qua không phận IndonesiaPhát hiện thêm xung động giống tín hiệu hộp đen máy bay

UCDNhPD1.jpgPhóng to
Các túi nhựa đang trôi nổi dưới nước tại khu vực biển Pulau Bunaken, Indonesia. Các sinh vật biển như tiêu hóa các mảnh vỡ đó và chịu những hậu quả thảm khốc - Ảnh: National Geographic

Ông Kathleen Dohan, nhà khoa học thuộc trung tâm nghiên cứu không gian trái đất tại Seattle, Washington, Mỹ cho biết: “ Đây là thời điểm mà thế giới đang dõi theo cuộc tìm kiếm chuyến bay mất tích MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines ở các đại dương trên thế giới. Điều đó cũng giúp chúng tôi nhận ra rằng, đại dương của chúng ta là một bãi rác khổng lồ.”

Chúng tôi đã tìm thấy nhiều mảnh vỡ kim loại máy bay, các thiết bị đánh cá, nắp thùng hàng hoá, túi nhựa, hay các loại nhưa sinh học…với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau, trôi nổi ngoài khơi bờ biển nước Úc, gây cản trở nhiều trong quá trình tiềm kiếm máy bay mất tích cũng như vấn đề giao thông đường thuỷ.

Các nhà khoa học nhận định rằng, khu vực Thái Bình Dương được xem là bãi rác lớn nhất so với các khu vực đại dương khác trên thế giới. Ông Nikolai Maximenko, nhà hải dương học thuộc trung tâm Nghiên cứu vùng biển Thái Bình Dương, cho biết: “Theo ướt tính, có từ 100.000 cho đến một triệu vật thể gỗ lớn hiện vẫn trôi nổi trong khu vực Thái Bình Dương. Nhưng chúng tôi vẫn chưa có bất kì hệ thống quan trắc nào để theo dõi những vật thể lạ lớn trôi nỗi trên các khu vực đại dương đó.”

Theo thống kê các nhà môi trường học trên thế giới, có khoảng 90% các mảnh vỡ trên đại dương là nhựa, như: túi xách nhựa, nắp chai, đồ dùng nhà bếp, bật lửa. Chúng trở thành lượng thức ăn dồi dào cho các loài chim biển, rùa và cả cá voi xám. Vì vậy, đa phần kế bên những bãi rác nhựa là xác các loại động vật biển, ăn phải những chất độc nguy hiểm, không thể tiêu hoá đó.

Vì thế, chúng ta cần có những biện pháp làm sạch đại dương, như vớt những mảnh rác có kích thước lớn hay những bãi rác tích tụ ngoài đại dương,…Có như vậy, đời sống các loài sinh vật biển không bị đe doạ, đóng góp phần quan trọng trong vấn đề giao thông đường thuỷ, cũng như thuận lợi cho việc tìm kiếm những vật thể lạ, có kích thước lớn bị rơi ngoài đại dương.

TRÙNG DƯƠNG (Theo National Geographic)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên