31/07/2021 13:18 GMT+7

Tiếp sức tuyến đầu, vững thành trì chống dịch

CẨM NƯƠNG
CẨM NƯƠNG

TTO - Số ca nhiễm tăng cao, các bệnh viện tuyến đầu tại TP.HCM đang ngày đêm căng mình chống dịch COVID-19. Ngoài nguồn nhân lực, thiết bị y tế là 'vũ khí' không thể thiếu trên hành trình giành lấy sự sống cho bệnh nhân.

Tiếp sức tuyến đầu, vững thành trì chống dịch - Ảnh 1.

Các thiết bị hỗ trợ điều trị COVID-19 được trao tặng cho Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM ngày 30-7 - Ảnh: N.PHƯỢNG

Hiện nay nhiều bệnh viện đang thiếu thốn trang thiết bị y tế, đặc biệt là hệ thống xét nghiệm RT-PCR, máy thở dòng cao, máy siêu âm, máy X-quang, xe cứu thương, hệ thống ECMO... Việc chống dịch đối với các bệnh viện giờ đây không chỉ là bài toán về nhân sự.

Hỗ trợ đúng và nhanh nhất có thể

Thấu hiểu được những khó khăn của các bệnh viện, ngày 30-7, đại diện chương trình "Cùng Tuổi Trẻ chống dịch COVID-19" phối hợp cùng chương trình "Sài Gòn thương nhau" tiếp tục trao tặng thiết bị y tế cho Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng thành phố và Bệnh viện Bình Chánh. Tổng giá trị thiết bị hơn 5 tỉ đồng do Công ty cổ phần Hưng Thịnh Land & PFEC tài trợ.

Theo đó, trao tặng các thiết bị chuyên dụng cho công tác phòng và điều trị COVID-19 gồm 12 máy thở HFNC hỗ trợ oxy liều cao, 7 máy truyền dịch tự động của Nhật, 7 máy bơm tiêm tự động của Nhật, 7 máy hút dịch tự động của Ý, 100 máy bơm tiêm tự động, 4.000 bộ đồ bảo hộ chống dịch, 2.000 chai sát khuẩn và 50.000 khẩu trang N95-Tenamyd FM.

Được biết, cả ba bệnh viện đều nhận nhiệm vụ tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Trong đó Bệnh viện Chợ Rẫy là tuyến cuối, chuyên điều trị các ca nhiễm COVID-19 thể nặng với quy mô hơn 100 giường. 

Đồng thời bệnh viện cũng hỗ trợ thiết bị và nhân lực cho Bệnh viện hồi sức COVID-19 (đặt tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, TP Thủ Đức) quy mô 1.000 giường.

Bệnh viện Nhi đồng thành phố với 80 giường bệnh là đơn vị chuyên tiếp nhận điều trị các trường hợp COVID-19 ở trẻ em. 

Đặc biệt Bệnh viện Bình Chánh với quy mô hơn 500 giường, đã được chuyển đổi công năng toàn bộ trở thành "Bệnh viện điều trị COVID-19 Bình Chánh", đi vào hoạt động từ ngày 25-6.

Với phương châm "Hỗ trợ đúng và nhanh nhất có thể", chỉ trong thời gian ngắn, ban tổ chức chương trình "Sài Gòn thương nhau", "Cùng Tuổi Trẻ chống dịch COVID-19" đã tiếp sức kịp thời cho các bệnh viện tuyến đầu.

Ông Võ Đỗ Minh Hoàng - đại diện chương trình "Sài Gòn thương nhau" - cho biết trước tình hình dịch như hiện nay, việc hỗ trợ cho các bệnh viện trong điều trị bệnh nhân COVID-19 là hết sức cấp bách. 

"Không chỉ hỗ trợ nhanh mà còn phải hỗ trợ đúng nhu cầu của từng bệnh viện. Trao tặng cái người dân đang cần, chứ không trao tặng thứ mình sẵn có. Để đội ngũ tuyến đầu vững tin chống dịch, phía sau cần có sự đồng lòng tiếp lửa từ các nhà hảo tâm, doanh nghiệp" - ông Hoàng chia sẻ.

Cảm ơn sự chung tay của xã hội

Về phía các bệnh viện, khi được đáp ứng đúng nhu cầu thực tại về trang thiết bị, áp lực trong công tác điều trị sẽ vơi đi rất nhiều. 

Ông Huỳnh Hữu Pho, trưởng phòng vật tư thiết bị y tế Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết ông rất vui khi những khó khăn trước mắt của đơn vị đã được xã hội lắng nghe và tiếp sức đúng lúc.

"Một người thầy thuốc dù có bắt được bệnh nhưng không có sự hỗ trợ của thiết bị chữa trị sẽ rất khó khăn. Rất cảm ơn ban tổ chức chương trình và các nhà tài trợ đã có trao đổi và lắng nghe nhu cầu thực tại của bệnh viện. 

Tất cả thiết bị y tế sau khi tiếp nhận, đơn vị sẽ tiến hành sử dụng ngay để công tác điều trị cho bệnh nhân được đảm bảo tốt" - ông Pho chia sẻ.

Được biết sau khi Bệnh viện Chợ Rẫy cần nguồn cung khẩn cấp máy bơm tiêm tự động, ban tổ chức chương trình đã kịp thời cung ứng 100 máy. 

Bởi đây là địa chỉ chuyên điều trị cho các ca nhiễm COVID-19 thể nặng. Nơi các bác sĩ căng mình giành sự sống cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử.

Đối với bệnh viện chuyển đổi công hoàn toàn như Bệnh viện Bình Chánh, thiết bị y tế là thứ "vũ khí" không thể thiếu.

 Ông Tống Quốc Đăng Khoa - giám đốc Bệnh viện Bình Chánh - cho biết Bộ Y tế trước đó đã cung ứng thiết bị y tế khi bệnh viện chính thức chuyển đổi chuyên điều trị COVID-19. Với số ca nhiễm ngày một tăng, việc được hỗ trợ thêm các thiết bị y tế là điều vô cùng quý giá.

"Mong muốn của tất cả bệnh viện không chỉ là điều trị bệnh cho bệnh nhân mà còn phải để các bệnh nhân được điều trị tốt nhất có thể. Việc được đáp ứng đầy đủ thiết bị y tế, hỗ trợ rất nhiều cho các y bác sĩ, cũng như công tác điều trị bệnh nhân được chu đáo hơn" - ông Khoa chia sẻ.

"Ngoài việc tiếp nhận điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện còn phụ trách điều hành Bệnh viện hồi sức 1.000 giường điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch, hỗ trợ cho một số bệnh viện dã chiến, thu dung khác... 

Sự ủng hộ từ chương trình là sự trợ lực đúng lúc, đúng thời điểm, chúng tôi đang rất cần sự chung tay cả về tinh thần, lẫn vật chất. 

đồng hành của cộng đồng sẽ thêm nguồn động lực rất lớn cho đội ngũ y bác sĩ. Đại diện ban giám đốc bệnh viện, tôi cảm ơn sự tiếp sức rất ý nghĩa này..." - TS.BS Nguyễn Tri Thức, giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, chia sẻ.

Doanh nghiệp mua 3 xe cứu thương hơn 2,3 tỉ đồng ‘tiếp sức’ Đồng Nai chống dịch Doanh nghiệp mua 3 xe cứu thương hơn 2,3 tỉ đồng ‘tiếp sức’ Đồng Nai chống dịch

TTO - Một doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai bỏ hơn 2,3 tỉ đồng mua 3 chiếc xe cứu thương vừa bàn giao cho chính quyền địa phương nhằm chung tay phòng chống COVID-19.

CẨM NƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên