27/07/2020 22:07 GMT+7

Thủ tướng: Ngân hàng vừa xử lý nợ xấu vừa phải hỗ trợ sản xuất kinh doanh

L.THANH
L.THANH

TTO - Kết luận cuộc họp Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng chiều 27-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh các tổ chức tín dụng phải thực hiện mục tiêu kép, nghĩa là vừa phải xử lý nợ xấu và vẫn phải hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Thủ tướng: Ngân hàng vừa xử lý nợ xấu vừa phải hỗ trợ sản xuất kinh doanh - Ảnh 1.

Thủ tướng yêu cầu ngân hàng phải thực hiện mục tiêu kép: vừa xử lý nợ xấu và vừa phải đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh - Ảnh: CTV

Nội dung cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 42 của Quốc hội, đề án 1058 "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020".

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng hoan nghênh những nỗ lực của ngành ngân hàng sau 3 năm triển khai cơ cấu và xử lý nợ xấu.

Toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã có bước tiến lớn cả về quy mô tài chính, chất lượng tín dụng và chấn chỉnh, củng cố các mặt hoạt động. Nhiều chỉ tiêu quan trọng được cải thiện rõ rệt như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu tăng 5%, tỉ lệ nợ xấu nội bản giảm còn 1,63%, nếu gồm cả nợ xấu bán cho công ty quản lý nợ và tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) và nợ xấu tiềm ẩn thì cũng chỉ còn 4,43%.

Toàn hệ thống đã xử lý được 557.000 tỉ đồng nợ xấu, trong đó các tổ chức tín dụng tự xử lý trên 76%. Tỉ lệ nợ xấu nội bản kể cả bán cho VAMC và nợ tiềm ẩn giảm mạnh, từ 10,08% còn 4,43%.

Thoái vốn đầu tư ngoài ngành thu về đến 2,2 nghìn tỉ đồng. Tình trạng nhóm cổ đông lớn thao túng chi phối cơ bản được khắc phục.

Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng phải tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, bảo đảm hiệu quả, an toàn hệ thống, an ninh tiền tệ tín dụng.

Đồng thời, thông qua tái cơ cấu, các tổ chức tín dụng phải hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trước tác động của đại dịch COVID-19.

"Hệ thống tín dụng cũng cần thực hiện nhiệm vụ kép rất đặc thù. Đó là vừa đẩy mạnh cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu, vừa hỗ trợ hiệu quả thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội", Thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng theo người đứng đầu Chính phủ, phép thử lớn nhất đối với hệ thống tín dụng là dịch COVID-19, trong 6 tháng qua, không chỉ trụ vững mà có sự tham gia nhanh, kịp thời của hệ thống tín dụng đối với sự phát triển ổn định kinh tế đất nước, đóng góp vào tăng trưởng dương của Việt Nam.

Tuy nhiên, mặt hạn chế là tiến độ cơ cấu lại một số tổ chức tín dụng chậm, thể chế còn một số bất cập.

Kiến nghị kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu theo nghị quyết 42 đến hết năm 2025 Kiến nghị kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu theo nghị quyết 42 đến hết năm 2025

TTO - UBND TP.HCM vừa có văn bản báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về tình hình thực hiện nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

L.THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên