28/01/2024 20:36 GMT+7

Thích thú xem dựng cây nêu giữa phố cổ Hà Nội

Một cây nêu đã được dựng với đầy đủ nghi thức tại đình Kim Ngân, Hà Nội ngày 28-1 để khai mạc chương trình Tết Việt - Tết phố 2024.

Dàn cá chép gỗ sơn màu ngũ hành treo trên cây nêu - Ảnh: T.ĐIỂU

Dàn cá chép gỗ sơn màu ngũ hành treo trên cây nêu - Ảnh: T.ĐIỂU

Chương trình do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt và một số đơn vị tổ chức tại phố cổ Hà Nội những ngày đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Hàng trăm quan khách, người dân, khách du lịch đã đứng kín sân đình Kim Ngân trên phố Hàng Bạc thích thú xem nghi thức dựng cây nêu, một nghi thức quan trọng trong văn hóa Tết của người Việt.

Giới thiệu về nét văn hóa trồng cây nêu ngày Tết, TS Trần Đoàn Lâm cho biết cây nêu tương đối giống nhau giữa các vùng miền ở chỗ hầu hết đều dùng cây tre làm cây nêu.

Bởi cây tre không chỉ là biểu tượng cho phẩm chất người Việt là rất mềm dẻo, bất khuất, đây còn là loại cây có các đốt, chỉ một "tiết", đọc chệch đi chính là "Tết".

Chùm lá gai để xua đuổi tà ma - Ảnh: T.ĐIỂU

Chùm lá gai để xua đuổi tà ma - Ảnh: T.ĐIỂU

Trước đây cây nêu thường được dựng vào ngày ông Công ông Táo (23 tháng chạp), đến ngày mùng 7 tháng giêng thì hạ cây nêu.

Đây là thời gian ông Công công Táo - vị thần bếp - lên trời báo cáo công việc gia đình. Khoảng thời gian ấy gia đình cần được bảo vệ nên đã trồng cây nêu trước nhà, với cành lá gai góc và treo trên đó nhiều biểu tượng khác để trừ tà ma bảo vệ gia chủ, cũng là để cho các vị thần linh, gia tiên theo cây nêu mà về ăn Tết với con cháu.

Tùy phong tục mỗi nơi mà trên cây nêu sẽ treo thêm các vật khác nhau.

Bùa tứ tung ngũ hoành để tránh quỷ dữ - Ảnh: T.ĐIỂU

Bùa tứ tung ngũ hoành để tránh quỷ dữ - Ảnh: T.ĐIỂU

Với cây nêu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ thì sẽ treo chùm lá có gai, biểu tượng vũ khí chống lại quỷ dữ.

Tiếp đó là một dàn tròn treo năm con cá chép gỗ với năm màu ngũ hành. Thêm bùa tứ tung ngũ hoành thay mặt cho các vị thần linh cấm kỵ quỷ dữ đến xâm phạm gia chủ ngày Tết và giỏ tre đựng trầu cau, gạo muối, cờ lễ, đèn lồng.

Ông Phan Thanh Hải - giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết ở Huế, cây nêu xưa ở hoàng cung thì trong giỏ sẽ đựng ấn triện của các bộ, báo hiệu những ngày các bộ nghỉ việc ăn Tết.

Một thứ không thể thiếu trên cây nêu là dải chữ đỏ viết chữ Hán bày tỏ nguyện ước năm mới.

Sau khi cây nêu được dựng thì một bộ cung tên sẽ được vẽ bằng vôi bột trên cánh cổng nhà hoặc trên vùng đất trồng cây nêu hướng ra cổng để xua đuổi quỷ dữ.

Dải lụa đỏ viết năm chữ "Giáp Thìn niên thịnh vượng" để treo lên cây nêu - Ảnh: T.ĐIỂU

Dải lụa đỏ viết năm chữ "Giáp Thìn niên thịnh vượng" để treo lên cây nêu - Ảnh: T.ĐIỂU

Cây nêu được dựng trước đình Kim Ngân trên phố Hàng Bạc - Ảnh: T.ĐIỂU

Cây nêu được dựng trước đình Kim Ngân trên phố Hàng Bạc - Ảnh: T.ĐIỂU

Vẽ cung tên bằng vôi bột để xua đuổi tà ma sau khi dựng cây nêu - Ảnh: T.ĐIỂU

Vẽ cung tên bằng vôi bột để xua đuổi tà ma sau khi dựng cây nêu - Ảnh: T.ĐIỂU

Chiến sĩ Chiến sĩ 'mũ nồi xanh' dựng cây nêu đón Tết

TTO - Những ngày cận Tết, những người lính 'mũ nồi xanh' đang làm nhiệm vụ ở Phái bộ Nam Sudan cùng nhau dựng cây nêu, từ những vật liệu mang theo cũng như vật liệu sẵn có ở địa phương.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên