19/03/2022 21:19 GMT+7

Tái diễn nạn đổ trộm rác bừa bãi trên đường phố Hà Nội

QUANG THẾ
QUANG THẾ

TTO - Không chỉ rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, mà ngay cả rác thải xây dựng cũng được đổ thẳng ra đường phố, gây khó khăn cho việc thu dọn… Công nhân vệ sinh phát hiện, nhắc nhở còn bị dọa đánh.

Tái diễn nạn đổ trộm rác bừa bãi trên đường phố Hà Nội - Ảnh 1.

Trên đường Đê La Thành (quận Ba Đình) - Ảnh: Q.THẾ

Ngày 19-3, ghi nhận tại nhiều tuyến đường thuộc các quận Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Tây Hồ, Nam Từ Liêm… (Hà Nội) lại diễn ra tình trạng đổ trộm rác khiến mùi hôi thối, nước thải chảy lênh láng, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Cuối năm 2020 và đầu năm 2021, Tuổi Trẻ Online từng phản ánh tình trạng đổ trộm rác thải ra đường gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến đời sống của người dân Hà Nội. Thời gian gần đây, tình trạng này không có dấu hiệu giảm mà lại gia tăng.

Tái diễn tình trạng đổ trộm rác thải ra đường phố Hà Nội - Video: Q.THẾ

Trên đường Nguyễn Quốc Trị, Mạc Thái Tổ (cạnh khu đô thị Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy) dù đã có biển báo cấm nhưng rác vẫn chất đầy vỉa hè. Người dân sinh sống trong khu đô thị cho biết "con đường rác" này đã tồn tại khoảng 2 năm nay.

Đường Đê La Thành (quận Ba Đình) có lượng phương tiện giao thông qua lại đông đúc nhưng bãi rác tự phát cũng đã hình thành từ nhiều tháng nay chưa được dẹp bỏ. Trong khi đó tại một tuyến đường mới mở còn chưa khánh thành trên địa bàn quận Đống Đa, hay cạnh chợ hoa Quảng Bá (quận Tây Hồ), rác thải cũng đang ngập ngụa.

Chị Phương (công nhân môi trường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm) cho biết: "Chúng tôi đi làm thường xuyên gặp người đổ trộm rác, trong đó có cả rác thải xây dựng, nhiều thanh niên bặm trợn còn dọa đánh chị em công nhân…".

Tái diễn nạn đổ trộm rác bừa bãi trên đường phố Hà Nội - Ảnh 3.

Công nhân môi trường bắt quả tang một người đổ trộm rác thải ra đường Trần Hữu Dực (quận Nam Từ Liêm) - Ảnh: ÁNH TUYẾT

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Thượng Hiền - phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường - cho biết theo kết quả điều tra, đánh giá, hiện trên cả nước khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hơn 61.000 tấn/ngày, trong đó TP.HCM phát sinh khoảng 9.100 tấn/ngày, Hà Nội phát sinh khoảng 6.500 tấn/ngày.

Theo nghị định số 55/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10-7-2021) về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường", mức phạt đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, lòng đường hoặc đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố… là 1-2 triệu đồng.

Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng chỉ với mức phạt như vậy thì rất khó để ngăn chặn các hành vi cố tình vứt rác ra môi trường, đặc biệt là rác xây dựng, chất thải rắn....

Tái diễn nạn đổ trộm rác bừa bãi trên đường phố Hà Nội - Ảnh 4.

Ngã tư Mạc Thái Tổ - Nguyễn Quốc Trị "ngập ngụa" trong rác thải - Ảnh: Q.THẾ

Tái diễn nạn đổ trộm rác bừa bãi trên đường phố Hà Nội - Ảnh 5.

Bãi rác tự phát cạnh chợ hoa Quảng Bá - Ảnh: Q.THẾ

Tái diễn nạn đổ trộm rác bừa bãi trên đường phố Hà Nội - Ảnh 6.

Công nhân môi trường dọn rác đổ trộm trên đường Hồ Tùng Mậu (thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm) - Ảnh: ÁNH TUYẾT

1-1-2022 luật quy định hộ gia đình phải phân loại rác thải, nhưng vẫn lộn xộn 1-1-2022 luật quy định hộ gia đình phải phân loại rác thải, nhưng vẫn lộn xộn

TTO - Theo điều 75, Luật bảo vệ môi trường năm 2020, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm, và chất thải rắn sinh hoạt khác.

QUANG THẾ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên