15/06/2017 09:09 GMT+7

Quan sát nghị trường: “Biết mới hỏi” hay “hỏi để biết”?

ĐÀ TRANG
ĐÀ TRANG

TTO - Chất vấn tại Quốc hội luôn nhằm làm rõ trách nhiệm của các “tư lệnh ngành”. Muốn truy trách nhiệm, tìm giải pháp đòi hỏi mỗi đại biểu phải nắm chắc vấn đề chứ không phải "hỏi để biết".

“Đại biểu nắm không chắc mà lại chất vấn trước Quốc hội là không nên”. Câu tranh luận của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) dành cho đại biểu Vũ Thị Nguyệt (Hưng Yên) trong phiên họp ngày 14-6 là một dẫn chứng sinh động.

Ông Phương không hài lòng khi bà Nguyệt chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện về việc “tổ chức thi người đẹp ở hang Sơn Đoòng”.

Ông khẳng định “Quảng Bình không có ý định và không có cơ quan thông tin dư luận nào nói về việc Quảng Bình tổ chức thi người đẹp ở Sơn Đoòng”.

Rõ ràng “biết mới hỏi” chứ không nên “hỏi để biết”.

Việc “hỏi để biết” hoàn toàn có thể thực hiện bằng các kênh khác, không nhất thiết phải đợi tới phiên chất vấn trực tiếp trên nghị trường.

Nhưng thực tế như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét: vẫn còn nhiều đại biểu “hỏi để tìm hiểu”. Nghĩa là không phải chất vấn đúng nghĩa, hay thậm chí nếu yêu cầu cao hơn phải là truy vấn - hỏi để truy đến tận gốc vấn đề.

Đại biểu Quốc hội giám sát trách nhiệm của “tư lệnh ngành”. Còn cử tri đòi hỏi thêm cả trách nhiệm của đại biểu Quốc hội.

Và các phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp là những “tiết kiểm tra” để đo lường chỉ số trách nhiệm đó.

ĐÀ TRANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên