31/01/2024 18:58 GMT+7

Phủ xe buýt để chống xe ghép, taxi dù, xe hợp đồng trá hình

Đà Nẵng phát triển xe buýt chất lượng cao ngoài việc giải quyết bài toán ùn tắc giao thông, hạn chế phương tiện cá nhân, còn để chống xe ghép, taxi dù, xe hợp đồng trá hình.

Đà Nẵng vừa đưa vào hoạt động 4 tuyến xe buýt không trợ giá (không dùng ngân sách) sau khi các tuyến xe buýt trợ giá hoạt động khởi sắc trở lại - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đà Nẵng vừa đưa vào hoạt động 4 tuyến xe buýt không trợ giá (không dùng ngân sách) sau khi các tuyến xe buýt trợ giá hoạt động khởi sắc trở lại - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đó là khẳng định của ông Bùi Hồng Trung, giám đốc Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng, tại buổi tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 chiều 31-1.

Ông Trung cho biết sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi COVID-19, hiện nay hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn đã phục hồi tốt.

Ngoài việc phát triển các tuyến xe buýt trợ giá (có dùng ngân sách), vừa qua Đà Nẵng có thêm 4 tuyến xe buýt không trợ giá. Mạng lưới xe buýt được mở rộng tạo thuận lợi cho người dân đi lại.

Ngành giao thông vận tải Đà Nẵng định hướng việc phát triển và phủ mạng lưới xe buýt rộng khắp là để giải quyết bài toán ùn tắc giao thông, hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông.

Đồng thời kỳ vọng việc phát triển xe buýt sẽ trở thành "quả đấm thép" hướng vào hoạt động kinh doanh vận tải không hợp pháp, giải quyết các các loại hình xe ghép, taxi dù, xe hợp đồng trá hình...

"Các loại hình kinh doanh không hợp pháp hiện ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh vận tải. Ngoài việc kiểm tra, xử lý các loại hình xe hợp đồng trá hình, chúng tôi muốn hướng đến việc cung cấp dịch vụ xe buýt hiện đại, phù hợp với nhu cầu đi lại của đa số người dân. 

Khi người dân thấy thuận lợi và lựa chọn đi xe buýt thì sẽ đẩy lùi các loại hình kinh doanh vận tải trá hình trên địa bàn" - ông Trung nói.

Hệ thống xe buýt trợ giá ở Đà Nẵng bắt đầu triển khai từ năm 2017 nhưng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm.

Trước dịch COVID-19, số người đi xe buýt tăng trưởng ổn định, số lượt khách bình quân mỗi lượt xe khá cao.

Tuy nhiên do dịch bệnh, hoạt động vận tải khách bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tần suất chạy, số lượt xe hoạt động trong ngày, từ đó xe buýt hoạt động không được liên tục. Đây được xem là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến thói quen sử dụng dịch vụ xe buýt của người dân Đà Nẵng vừa được hình thành.

Trong năm 2023, lượng khách đi xe buýt công cộng đã có sự tăng trưởng 36% so với năm 2022 (đạt hơn 1,2 triệu lượt khách). Đặc biệt là sau khi thay nhà vận hành 5 tuyến xe buýt và thay xe buýt lớn bằng xe buýt nhỏ B26 để phù hợp với điều kiện đi lại.

Đà Nẵng vừa mở tuyến xe buýt lên khu du lịch Bà Nà - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đà Nẵng vừa mở tuyến xe buýt lên khu du lịch Bà Nà - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Mục tiêu vận tải công cộng phục vụ 1,6% tổng nhu cầu đi lại

Trong giai đoạn tới Đà Nẵng sẽ tiếp tục triển khai mạng lưới các tuyến xe buýt nội thành và xe buýt liên tỉnh liền kề giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2025 vận tải công cộng đạt tỉ lệ 0,7 - 0,85% tổng nhu cầu đi lại của thành phố, đến năm 2030 đạt 1,6 - 2% tổng nhu cầu đi lại.

Đà Nẵng lần đầu có tuyến xe buýt không trợ giá lên Bà NàĐà Nẵng lần đầu có tuyến xe buýt không trợ giá lên Bà Nà

Lần đầu tiên Đà Nẵng có các tuyến xe buýt không trợ giá, trong đó có tuyến nối từ trung tâm thành phố lên khu du lịch Bà Nà.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên