18/01/2020 11:16 GMT+7

Phát hiện 'động đất chậm' ở Thái Bình Dương

TTXVN
TTXVN

TTO - Các nhà khoa học Nhật Bản cho biết họ đã phát hiện sự dịch chuyển ranh giới của các tầng kiến tạo tại 7 điểm cách bờ biển nước này hơn 50km.

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện sự dịch chuyển ranh giới của các tầng kiến tạo (hay còn được gọi là hiện tượng 'động đất chậm') ở Thái Bình Dương và đang nghiên cứu mối liên quan giữa hiện tượng đó với khả năng xảy ra động đất lớn ở nước này.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Tokyo và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết họ đã phát hiện sự dịch chuyển ranh giới của các tầng kiến tạo tại 7 điểm cách bờ biển nước này hơn 50km. 

Đáng chú ý, tại 2 điểm trong số này, ranh giới của các tầng kiến tạo đã di chuyển lần lượt là 6cm và 8cm về phía Đông Nam vào khoảng năm 2018.

Ông Ishikawa Tadashi, một chuyên gia của JCG, cho biết họ có kế hoạch thu thập thêm dữ liệu quan trắc để biết được điều gì đang diễn ra tại ranh giới giữa các mảng kiến tạo. Ông hi vọng những dữ liệu này sẽ được dùng để mô phỏng và giúp giảm thiểu tác động khi thảm họa xảy ra.

Trước đó, các nhà khoa học Nhật Bản đã dự báo xác suất xảy ra động đất mạnh với cường độ thấp nhất 8 độ tại vùng lõm Nankai, ngoài khơi Nhật Bản phía Thái Bình Dương, trong 30 năm tới là khoảng 70-80%.

Quy định về báo tin động đất, cảnh báo sóng thần tại Việt Nam Quy định về báo tin động đất, cảnh báo sóng thần tại Việt Nam

Tin động đất được ban hành khi xảy ra những trận động đất có độ lớn (M) bằng hoặc lớn hơn 3,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) có ảnh hưởng đến Việt Nam.

TTXVN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên