10/08/2005 15:01 GMT+7

Pháo đài và vườn Shalimar ở Pakistan

Theo Di sản thế giới
Theo Di sản thế giới

Sách vở và con người đều nói rằng Lahore là thành phố đẹp nhất Pakistan. Con sông Indus toả đi khắp đồng bằng Punjab bằng những chi lưu của nó, đem lại sự sống và của cải văn hoá từ thời thượng cổ. Tại nơi giao lưu màu mỡ này, Lahore đã ra đời và lớn lên để trở thành một trung tâm hành chính, tôn giáo và thương mại then chốt.

BJMKa5P2.jpgPhóng to
Sách vở và con người đều nói rằng Lahore là thành phố đẹp nhất Pakistan. Con sông Indus toả đi khắp đồng bằng Punjab bằng những chi lưu của nó, đem lại sự sống và của cải văn hoá từ thời thượng cổ. Tại nơi giao lưu màu mỡ này, Lahore đã ra đời và lớn lên để trở thành một trung tâm hành chính, tôn giáo và thương mại then chốt.

Nằm trên tuyến phụ của con đuờng tơ lụa, uống nước dòng sông Ravi, Lahore được trọng vọng nhất vào thế kỷ II khi nó trở thành kinh đô của các vua triều Rhazni. Sau một thời gian dài xảy ra những rối ren, những tàn phá và những triều vua non yếu, đến thế kỷ 16 và17, Lahore trở thành một trong những thành phố lớn của Ấn Độ triều Mogul.

Babur là người sáng lập đế chế Mogul, đã đưa Lahore lên thành một ngôi sao sáng chói dưới triều Mogul, Lahare được trang điểm bằng những toà nhà ngày nay tạo thành một di sản tuyệt vời.

Theo truyền thuyết, pháo đài do Hoàng tử Loth, con vua Rama, lập ra rồi được vua Akbar, người kế vị Babur, xây dựng lại vào thế kỷ 16, sau đó được tô điểm cho đẹp thêm nhờ bàn tay của Jahangir, con trai Akbar và Shah Jahan, cháu nội Akbar, khoảng hai chục toà nhà được bao bọc trong thành luỹ của nó là một bức tranh tuyệt vời minh hoạ cho sự phát triển của nghệ thuật Mohul trong suốt gần thế kỷ.

Vườn Shaliar, “khu vườn tình” nổi tiếng do chính Shah Jahan vẽ sơ đồ năm 1642. Nhà vua cho đào một con kênh từ sông Ravi để đưa nước vào các bồn, đem lại sự sống cho các vườn cây ăn quả, các bụi hồng, hoa lật tím nhạt và thạch anh năm sắc cầu vồng.

Trên ba thửa sân có những mái lều thanh tú bằng cẩm thạch và cát kết, giữa tiếng rì rào của các vòi nước và tiếng chim hót trên cành cây, nhà vua cùng hoàng gia đến tìm không khí mát mẻ và dự những buổi hoà nhạc và nhảy múa. Trong những đêm dạ hội, ánh sáng toả ra từ những cây bạch lạp thơm mùi long não, làm cho những cây bách, cây lựu và những vòi nước có những hình thù huyền bí.

Những dòng chữ dưới đây khắc trên đá bên cạnh một vòi nước, là những vần thơ sinh ra từ trái tim đau buồn của công chúa Zebun-Nisa, con gái hoàng đế Aurangzeb: “Thác nước ơi, người yêu ai mà người rỏ lệ. Người thương nhớ ai mà người chau mày”.

Trong vườn Shahdara, qua một hàng cây đa cổ thụ, đi đến tận lăng Jahangir do con trai ông Shah Jahan là người đã xây lăng Taj Mahal ở Ấn Độ. Trên bức tường bao quanh có nhiều tranh ghép mảnh bằng cẩm thạch trắng về thành những chiếc bình hai quai, những mâm bồng đựng đầy hoa quả.

Đường vào tận giữa lăng là một lối đi hai bên tường được trang trí hoàn toàn bằng những bức bích họa cao đến trần. Đặt chân vào đấy như lạc sang một thế giới khác. Gió thổi nhẹ qua những dãy hành lang của khu mộ giả hoàn toàn bằng cẩm thạch đen, 999 thuộc tính của tên thánh Allah, bệ được trang trí những cành lá lượn bằng những loại đá khá quý, thạch anh tím, mã não và ngọc lam lấy từ đỉnh núi Karakorun. Cái chết dường như êm ái làm sao bên ngôi mộ này!

Lăng guru Arjan, nhà tiên tri thứ năm của người Sikh và Samadhi lăng đức vua lừng lẫy của người Sikh Ranjit Singh, những di tích lộng lẫy với những mái vòm mạ vàng và xẻ rãnh thời Lahare trở thành thủ đô vương quốc Sikh (từ 1764-1849).

Trong gần một thế kỷ dưới chính quyền người Anh (1849-1947), một trường đại học, một nhà thờ lớn và nhiều công sở đã được xây dựng theo một kiến trúc pha tạp được gọi là golich Mogul. Người giám đốc đầu tiên của bảo tàng Lahore tuyệt đẹp, trong đó có một sưu tập hội họa Mogul tuyệt vời, tên là John Lockwood Kipling, cha Rudyard Kipling.

Theo Di sản thế giới
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên