29/09/2019 19:02 GMT+7

'Nữ tướng đưa đò' đất Cồn Sơn

CHÍ CÔNG
CHÍ CÔNG

TTO - Gần 40 năm qua, con đò mang tên Tư Sơn rẽ dòng sông Hậu đưa khách sang sông, và không biết bao nhiêu lớp trẻ ở Cồn Sơn được cắp sách đến trường trên con đò của bà Tư ở bến Cô Bắc (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ).

Nữ tướng đưa đò đất Cồn Sơn - Ảnh 1.

Bà Tư trên bến đò Cô Bắc - Ảnh: CHÍ CÔNG

Đối diện Cồn Sơnbến đò Cô Bắc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng kế bên bến đò Cô Bắc đi qua Bình Minh (Vĩnh Long) còn có bến đò Tư Sơn, mà chủ của nó là bà Trần Thị Tư (tự là Tư Sơn, ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) suốt đời tận tụy với nghề và sống theo cách rất riêng của bà.

Việc đưa đón học sinh thí công (miễn phí) cũng là một niềm vui trong cuộc sống. So với nhiều người khác thì việc làm của mẹ con tôi nhỏ nhoi thôi, không đáng kể, miễn các em học sinh nghèo ở đất cồn đến trường thuận tiện, lớn lên có nghề nuôi thân là được rồi.

Bà Bé (con gái bà Tư Sơn, người nối nghiệp mẹ)

Một thời tuổi trẻ

Thuở còn chiến tranh, ở độ tuổi đôi mươi và thạo bơi, bà Tư cùng cha là ông Trần Tấn Phát thường chèo xuồng xuyên đêm đưa du kích mật địa phương qua sông. Mọi ngã rẽ của các kênh rạch từ Phong Điền ra tận Bình Thủy - Cần Thơ, bà hầu như thuộc nằm lòng. Vì thế, dù thời tiết khắc nghiệt và trời có tối đen như mực, bà Tư cũng dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ cùng cha.

"Hồi đó tôi gan lì lắm, tôi không sợ địch bắt, chỉ sợ ma. May tôi mần cái gì cũng trót lọt nên giờ tôi mới còn ngồi đây nói chuyện" - bà Tư nở nụ cười tươi.

Bà kể: "Đến khi hòa bình, tôi lấy chồng thì gia đình có cho số vốn kêu tôi lên bờ buôn bán nhỏ mà sống. Xa sông tôi nhớ, nên tôi kiếm cái ghe chèo bán nước đá ở Cồn Sơn. Thỉnh thoảng có tàu biển Kiên Giang, Sóc Trăng về đây neo đậu, tôi lại đi cân tôm, cá mang lên bờ bán".

Nghe tiếng gọi đò

Một lần vào chừng 18h, bà đang chèo ghe về nhà nghỉ ngơi thì nghe ở phía đầu Cồn Sơn có người gọi đò để đưa gấp người thân đi bệnh viện. Bà Tư chèo ghe về phía tiếng gọi của người cần giúp đỡ.

"Con sông Hậu rộng, chèo từ bên đây Bình Thủy qua phía bờ Cồn Sơn mất khoảng 20 phút. Đến nơi, tôi thấy mặt mày thằng nhỏ tái xanh, nhợt nhạt vì đau bụng đã lâu. Tôi vội vàng chèo về bên đất liền để người nhà đưa nó đi bệnh viện. Khi về, gia đình bảo may mắn có tôi kịp thời đưa qua sông nên con họ không bị bể ruột thừa" - bà Tư kể.

Cả đời gắn chặt với bến nước con đò, bà Tư cho rằng ngoài chuyến đò xuyên đêm ấy thì bà còn đóng vai cô đưa đò nghĩa tình bất đắc dĩ và không công cho nhiều người khác nữa. Không ít lần bà đưa cả thi thể người chết qua sông mà chẳng lấy tiền. Gặp người đau bệnh khó khăn qua đò, bà Tư còn dúi vào tay họ ít tiền phụ mua thuốc thang. Vì thế, cái tên "Nữ tướng đưa đò" hay "Linh hồn đất Cồn Sơn"... đến nay người dân vẫn gọi khi ai đó hỏi thăm về bà.

Hồi đó đến giờ, Cồn Sơn vẫn còn giữ được nét quê. Đất đai phù sa màu mỡ nên dân kéo nhau qua đó khẩn hoang trồng cây ăn trái, trồng rau sinh sống. Tuy nhiên, sống ở đây bà con phải chịu cảnh "3 không" là không đường, không trường, không trạm, nên chuyện học đối với bọn trẻ là một điều thua thiệt.

Chưa kể không phải ai ở bên cồn cũng đều có ghe, có xuồng để đi lại. "Lúc đó bên cồn có cả 100 hộ dân sinh sống, nên có đò qua sông là cần thiết" - bà Tư nói.

Nữ tướng đưa đò đất Cồn Sơn - Ảnh 3.

Nối nghiệp mẹ, bà Bé ngày nào cũng chạy đò đưa rước khách và học sinh qua sông - Ảnh: CHÍ CÔNG

Lập bến đò ngang

Năm 1980, bà Tư cùng chồng là ông Sơn đốn cây, bồi đất rồi lập bến đưa đò đưa rước khách qua sông theo con nước hai buổi lớn ròng.

Bà Tư lại bảo: "Đưa đò nghe có vẻ dễ mà khó". Theo bà, người chủ đò phải hiểu được "tính nết" con sông để họ đưa khách qua đò.

Từ phía thượng nguồn đổ về hạ lưu thuộc khu vực Tây Nam Bộ, sông Mekong chia thành hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, trong đó Cồn Sơn (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) được sông Hậu ôm trọn vào lòng.

Với kinh nghiệm đưa đò, bà Tư cho rằng: "Sông có lúc chảy xiết, có lúc lững lờ". Vì vậy, trước đây khách chỉ cần í ới gọi: "Đò ơi... đò ơi" hoặc dùng nón lá, nhành cây ra ký hiệu cho bà Tư thấy để bà xô ghe chèo đi rước. Bây giờ, một cú điện thoại là bà Tư tới liền. Hôm nào mưa to gió lớn thì bà cũng có cách đưa khách cập bến an toàn.

"Lúc đó ghe nhỏ, gặp mưa bão thì tôi tạm thời nghỉ đưa. Sau này tôi mua ghe to, có trang bị áo phao thì có thể chạy vòng tránh sóng. Tốn thêm ít dầu mà an toàn cho khách" - bà Tư cho biết thêm.

Với học sinh, bà Tư đặc biệt không lấy tiền công, lại có kế hoạch giờ đưa rước cụ thể. Hằng ngày, khoảng 6h30, bà rước các em từ bến đò Cồn Sơn, rồi đúng 11h bà đưa về. Buổi trưa, khi đồng hồ chỉ 12h30, bà sẽ chạy đò qua sông rước học sinh, rồi đến 17h30 cùng ngày đưa về.

Đồng thời đối với khách sang sông, bà Tư đều phục vụ 24/24 giờ vì bà nghĩ: "Khi có việc cần họ mới đi thì không lý gì mình phải tỏ thái độ khó chịu, phiền hà".

Gần 40 năm qua, con đò mang tên Tư Sơn lặng lẽ rẽ dòng sông Hậu đưa khách sang sông và không biết bao nhiêu lớp trẻ ở Cồn Sơn được cắp sách đến trường trên con đò của bà. Trong đó có cậu học trò nghèo Trần Minh Thành hơn 15 năm đi đò miễn phí, nay đã trở thành hướng dẫn viên du lịch địa phương.

Minh Thành cho biết: "Bà Tư ít nói, và nếu có nói thì bà rất ngắn gọn và nghiêm khắc. Hôm nào về muộn phải báo. Lỡ quên, bà Tư nhiệt tình điện thoại hỏi coi tụi em ở đâu. Em biết bà Tư rất thương tụi em. Tụi em cũng thương bà lắm. Ước gì bà khỏe mạnh hoài để tiếp tục những chuyến đò miễn phí cho học sinh nghèo".

Nồi cơm cộng đồng

Tại bến đò Tư Sơn, gia đình bà Tư chuẩn bị sẵn "nồi cơm cộng đồng" vừa to vừa đầy để các em học sinh nghèo đói bụng thì ăn no đi học. Nữ hướng dẫn viên du lịch ở Cồn Sơn là Phương Nguyệt cho biết: "Bà Tư thương yêu tụi em như con cháu trong gia đình. Thấy em đi làm và các em học sinh nào đói bụng thì bà Tư bảo vào nhà bới cơm ăn. Bữa cơm lúc nào cũng được bà Tư chuẩn bị cẩn thận, có canh chua, có cá kho khô quẹt. Ăn cơm ké của bà nhưng cảm thấy rất ấm áp và hạnh phúc".

29 năm mở lớp học đặc biệt, để không ai phải thất học như con mình 29 năm mở lớp học đặc biệt, để không ai phải thất học như con mình

TTO - Gần ba thập kỷ, cũng hơn nửa đời người, đó là ngần ấy năm thầy giáo Trần Văn Hòa đã lặng lẽ gieo nên những mầm chữ trên vùng cát trắng cho xóm nghèo Đập Góc.

CHÍ CÔNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên