05/03/2023 10:29 GMT+7

Nông dân đưa cà phê ra 'biển lớn'

Vùng đất nắng gió Tây Nguyên từ lâu nổi tiếng với thương hiệu Việt - cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Chưa dừng lại với sự nổi tiếng, người nông dân phối hợp Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đặt mục tiêu là nơi hội tụ "Điểm đến cà phê của thế giới".

Chị Nguyễn Thu (ở thônThanh Cao, xã Ea Tân, thành viên Hợp tác xã cà phê Ea Tân ở xã Ea Tân, huyện Krông Năng) thường xuyên đảo đều cà phê để bảo đảm độ ẩm khi chế biến đặc sản

Chị Nguyễn Thu (ở thônThanh Cao, xã Ea Tân, thành viên Hợp tác xã cà phê Ea Tân ở xã Ea Tân, huyện Krông Năng) thường xuyên đảo đều cà phê để bảo đảm độ ẩm khi chế biến đặc sản

Để có được cây cà phê đặc sản vốn khó tính, người nông dân đã không ngừng thay đổi cách làm mới áp dụng khoa học kỹ thuật loại bỏ hoàn toàn phân bón hóa học, không phun thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ theo tiêu chuẩn thế giới. Vườn cây thường xuyên phải dùng cây che bóng thảm thực vật giữ ẩm, giữ nước cho cây.

Với cây cà phê đặc sản, người trồng phải đảm bảo quy trình khắt khe từ chăm sóc đến chế biến. Ở độ cao 900m, rẫy cà phê Bourbon đang nặng hạt vàng chín thơm lừng, anh nông dân Trần Văn Thảo chia sẻ: "Để đưa cà phê đặc sản ra thế giới buộc phải áp dụng quy trình chăm sóc nghiêm ngặt theo đúng tiêu chuẩn để tạo mùi hương cho cà phê đặc sản. Có nhiều đêm phải ăn ngủ tại rẫy để kiểm tra độ ẩm của đất, thăm khám những cây yếu để hạt chín đều. Bước đầu phải cố gắng để hạt cà phê đặc sản có thể vươn ra thế giới".

Ông Lê Văn Tâm, Hợp tác xã cà phê Ea Tân (Krông Năng, Đắk Lắk), cho biết nhờ áp dụng quy trình nghiêm ngặt nên giá thành cà phê quả tươi ổn định 12.000 đồng/kg, cao hơn bình thường 4.000 đồng. Ông Lê Đức Huy, tổng giám đốc Công ty cà phê 2-9, cho biết là đơn vị tiên phong sản xuất cà phê đặc sản, năm 2021 đơn vị xuất lô 20 tấn đầu tiên ra thế giới với 100.000 USD. Đến nay, sản lượng xuất hơn 500 tấn/năm sang các nước châu Âu, Mỹ, Úc và khu vực châu Á. Dự kiến nhu cầu 2023 tăng thêm 60%.

Nông dân xã Dliê Ya, huyện Krông Năng, bán cà phê chín đỏ 100% để làm nguyên liệu sản xuất cà phê đặc sản cho Hợp tác xã Ea Tân

Nông dân xã Dliê Ya, huyện Krông Năng, bán cà phê chín đỏ 100% để làm nguyên liệu sản xuất cà phê đặc sản cho Hợp tác xã Ea Tân

Áp dụng công nghệ chế biến ướt để giữ ổn định vị cà phê đặc sản tại một hợp tác xã nông nghiệp

Áp dụng công nghệ chế biến ướt để giữ ổn định vị cà phê đặc sản tại một hợp tác xã nông nghiệp

Công nhân thường xuyên đảo hạt khi phơi nắng để giữ độ ẩm ở Hợp tác xã Ea Tân, xã Ea Tân, huyện Krông Năng

Công nhân thường xuyên đảo hạt khi phơi nắng để giữ độ ẩm ở Hợp tác xã Ea Tân, xã Ea Tân, huyện Krông Năng

Gia đình H'Djuếh Byă là thành viên Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu

Gia đình H'Djuếh Byă là thành viên Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu

Nông dân áp dụng công nghệ tưới theo từng khu vực giữ độ ẩm của đất

Nông dân áp dụng công nghệ tưới theo từng khu vực giữ độ ẩm của đất

Những hạt cà phê Bourbon chín mọng ở đồi 900 (thôn Ea Bi, xã Dliê Ya, huyện Krông Năng) được nông dân Trần Văn Thảo ngày đêm chăm sóc

Những hạt cà phê Bourbon chín mọng ở đồi 900 (thôn Ea Bi, xã Dliê Ya, huyện Krông Năng) được nông dân Trần Văn Thảo ngày đêm chăm sóc

Cà phê Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới?Cà phê Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới?

"Có khi chúng ta đang ngồi nhà nghĩ cà phê của mình ngon nhất nhì thế giới trong khi thế giới không uống cà phê của chúng ta. Cà phê Việt Nam ở đâu trên bản đồ cà phê thế giới? Đây là cái chúng ta phải suy nghĩ".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên