04/03/2024 14:59 GMT+7

Nhiều 'ông lớn' Việt Nam mở rộng chuỗi sản xuất công nghiệp

Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam tiếp tục đổ vốn tỉ USD để mở rộng chuỗi sản xuất, trong đó tập trung về thép, chip bán dẫn.

Vốn tiếp tục đổ mạnh vào sản xuất công nghiệp - Ảnh: A.N.

Vốn tiếp tục đổ mạnh vào sản xuất công nghiệp - Ảnh: A.N.

Các dự án đầu tư vốn khủng được doanh nghiệp công bố sôi động vào những tháng đầu năm 2024, vốn tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp.

Vốn đổ vào dự án công nghiệp

"Vua thép" Trần Đình Long, chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, ký biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Phú Yên vào tháng 3-2024, đầu tư 3 dự án tại Khu kinh tế Nam Phú Yên.

Các dự án bao gồm: cảng Bãi Gốc; đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Tâm; và dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Khu công nghiệp Hòa Tâm. Tổng vốn đầu tư dự kiến là trên 120.000 tỉ đồng.

Hiện nay Hòa Phát có công suất thép thô 8,5 triệu tấn/năm. Trong đó, phôi thép, thép xây dựng chất lượng cao là 5,5 triệu tấn, thép cuộn cán nóng đạt 3 triệu tấn/năm.

Nếu Quảng Nam có Thaco nổi tiếng sản xuất, lắp ráp ô tô của tỉ phú Trần Bá Dương, tại Quảng Ngãi với dự án sắt thép mà theo tỉ phú Trần Đình Long ví von "quả đấm thép" tỉ USD. 

Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 tại Quảng Ngãi với công suất thiết kế 5,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng/năm.

Dự kiến khi dự án hoàn thành vào năm 2025, năng lực sản xuất thép thô hằng năm của Hòa Phát sẽ đạt trên 14 triệu tấn, tương đương top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới.

Nhiều 'ông lớn' Việt Nam mở rộng chuỗi sản xuất công nghiệp- Ảnh 3.

Trong khi đó, Tập đoàn Tôn Hoa Sen đang tính toán đầu tư mở rộng ngành nghề, lĩnh vực trong năm 2024. 

Các lĩnh vực được cân nhắc bao gồm tài chính; ngân hàng; bất động sản; cơ khí chính xác; cơ khí chế tạo; công nghệ bán dẫn... Đây là các danh mục được Tôn Hoa Sen lấy ý kiến cổ đông, tổng mức đầu tư tối đa cho lĩnh vực được mở rộng không quá 5.000 tỉ đồng.

Một doanh nghiệp thép có thị phần lớn tại miền Nam là thép Pomina ráo riết tái cấu trúc để tìm hướng phát triển sau thời gian thua lỗ.

Công ty này vừa hoàn thành đại hội cổ đông vào ngày 1-3, chủ tịch thép Pomina Đỗ Duy Thái tiết lộ có nhà đầu tư chiến lược mới là tập đoàn có hệ sinh thái lớn và hoạt động rất gần với ngành thép. 

Phương án góp vốn cùng với nhà đầu tư chiến lược thành lập công ty mới, Công ty cổ phần Pomina Phú Mỹ vốn điều lệ 2.700 - 2.800 tỉ đồng và vốn vay ngân hàng 4.000 tỉ đồng.

Thép Pomina sẽ góp 35% vốn điều lệ, tương đương 900 - 1.000 tỉ đồng, bằng toàn bộ giá trị đất đai, nhà xưởng, dây chuyền thiết bị của 2 nhà máy Pomina 1 và Pomina 3. Còn nhà đầu tư mới sẽ góp 65% vốn còn lại bằng tiền, tương đương 1.800 - 1.900 tỉ đồng.

Mỹ đầu tư 50 tỉ USD vào công nghiệp bán dẫn, Việt Nam có  lợiMỹ đầu tư 50 tỉ USD vào công nghiệp bán dẫn, Việt Nam có lợi

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách năng lượng, tăng trưởng kinh tế và môi trường Jose W. Fernandez khẳng định những tiềm năng trong hợp tác năng lượng sạch và chip bán dẫn với Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên