15/02/2018 23:27 GMT+7

Người Việt khắp nơi đón Tết: Quê hương rất gần

C.K - TƯƠI TRẦN - SÙNG A LÙNG - LAN ANH
C.K - TƯƠI TRẦN - SÙNG A LÙNG - LAN ANH

TTO - Đón tết cổ truyền ở Mỹ, Peru, hay ở Lai Châu, chị Thục Hiền, Trần Đặng Đăng Khoa, Sùng A Lùng đã có những câu chuyện và lời chúc riêng gửi đến độc giả Tuổi Trẻ Online nhân năm mới Mậu Tuất.

Trung tá Lương Quốc Anh - chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Lớn - chia sẻ trước giao thừa Mậu Tuất 2018 - Audio: MI LĂNG

Đêm 30 tết ở bệnh viện

Người Việt khắp nơi đón Tết: Quê hương rất gần - Ảnh 2.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bế em bé vừa chào đời chiều 30 tết tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư Ảnh: L.ANH

Lần đầu tiên đón giao thừa ở Hà Nội sau 32 năm, xuân Mậu Tuất này, bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đón giao thừa với bệnh nhân và cán bộ Y tế Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Phụ sản T.Ư.

Bữa cơm chiều 30 tết là dịp sum họp của mọi gia đình, nhưng trong ca trực hôm nay, tối 30 tết Mậu Tuất, vẫn có gần 400 cán bộ Bệnh viện Việt Đức trực tại bệnh viện, trung bình mỗi ngày bệnh viện mổ cấp cứu cho 40 bệnh nhân. Ngay ngày 29 tết, bệnh viện đã sử dụng hết máy thở của 2 khoa để cấp cứu cho những bệnh nhân nặng. Như mọi đêm, đêm 30 tết nhưng bệnh viện vẫn không ngủ.

Chị Nguyễn Thị Thu Hương, Trung tâm ghép tạng Bệnh viện Việt Đức, là một trong số gần 400 người Việt Đức làm việc trong đêm 30 tết. Đây là lần thứ 3 trong 10 năm đi làm, chị Hương trực đêm 30. 

"30 tết là dịp cả gia đình tôi sum họp, nhưng mọi người đều thông cảm cho nghề nghiệp của tôi. Cha mẹ, chồng và các anh chị đã chuẩn bị bữa cơm ngày tất niên, chăm sóc con. Sáng mồng 1 tết, tôi hết ca trực sẽ về đón năm mới"- chị Hương cho hay.

Bên hành lang Trung tâm tiêu hoá, Bệnh viện Việt Đức, chị Vi Thị Minh Hoàn ngồi buồn một mình. Chị đến đây sau bữa cơm ngày 30 để chăm người anh trai mới phẫu thuật. Ở quê nhà Phú Thọ, gia đình chị Hoàn chỉ còn cậu con trai học lớp 9, chồng chị là công an cũng đi trực đến sáng mồng 1 mới về nhà. 

"Lúc chiều thì tôi hơi buồn và nhớ gia đình, giờ thì xung quanh mình còn nhiều người cũng không được đón năm mới, nhưng mọi người đều vui vì người thân mình sắp bình phục. Tôi đã hẹn con trai cùng gặp nhau vào năm mới"- chị Hoàn cho hay.

Trong đêm giao thừa tết Mậu Tuất, các bệnh viện cả nước đang điều trị cho gần 78.000 bệnh nhân, ngày 30 tết các khoa phụ sản, trạm y tế cả nước đã đón trên 2800 em bé chào đời, riêng Bệnh viện Phụ sản T.Ư đã đón 20 em bé. 

TS Lê Minh Trác, GĐ Trung tâm sơ sinh Bệnh viện Phụ sản T.Ư cho hay ngày 30 tết, 20 cán bộ y tế của Trung tâm đang trực chăm sóc gần 300 bé sơ sinh. Dự kiến đêm nay và sáng mai sẽ có thêm 20 em bé nữa.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dặn dò cán bộ y tế cả nước sẵn sàng ứng trực, các chuyên gia đầu ngành mở điện thoại 24/24 để sẵn sàng hội chẩn các ca bệnh nặng. Đêm giao thừa đang trôi dần về thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, các bệnh viện vẫn không ngủ.

Tết của người Việt ở Mỹ

Chị Trịnh Thục Hiền bóc bánh chưng đón giao thừa ở Mỹ - Video: BÁCH

Gia đình nhỏ của Thục Hiền có 4 người nhưng Tết năm nay, chồng Hiền (một nghiên cứu sinh ở Mỹ) về ăn Tết cùng con gái nhỏ đang được bà ngoại trông ở Việt Nam. 

Thục Hiền qua Mỹ chăm sóc con trai lớn đang học phổ thông bên Mỹ. Để chuẩn bị Tết, Hiền cũng gói bánh chưng, chỉ không có lạt tre như ở nhà, nên phải dùng dây nilon đỏ. 

Cũng như mọi người Việt ở xa quê hương, món ăn Việt thường luôn hiện diện trong căn bếp nhà Hiền.

Đó là bún bò, là phở gà hay thậm chí là món bánh cam (bánh rán) mà Hiền hay đùa là bánh gia truyền.

Người Việt khắp nơi đón Tết: Quê hương rất gần - Ảnh 4.

Chị Hiền gói bánh chưng đón tết ở Mỹ

Người Việt khắp nơi đón Tết: Quê hương rất gần - Ảnh 5.

Thục Hiền bên bộ tách sứ Anh mà cô rất mê, đang sưu tập

Giờ giao thừa ở Việt Nam là buổi trưa ở Mỹ. Lúc này, Bách - con trai của Hiền - đang đi học. 

Ở Việt Nam, mẹ của Thục Hiền là cô Thúy Hòa cũng đang chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà. 

Người Việt khắp nơi đón Tết: Quê hương rất gần - Ảnh 6.

Mâm ngủ quả giản dị nhưng đủ đầy - Ảnh: TĐLM

Người Việt khắp nơi đón Tết: Quê hương rất gần - Ảnh 7.

Cô Thúy Hòa chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên - Ảnh: TĐLM

 Trần Đặng Đăng Khoa chúc tết từ Peru

Trần Đặng Đăng Khoa là gương mặt trẻ nổi bật của năm 2017. Anh đã lên đường đi vòng quanh thế giới bằng xe máy từ ngày 1-6-2017, qua nhiều quốc gia châu Á, châu Âu, và tới Paris ngày 28-10-2017, đúng 150 ngày từ khi khởi hành. Đây là dấu mốc quan trọng trong hành trình phiêu du đáng ngưỡng mộ của chàng trai sinh năm 1987 ở Gò Công Tây, Tiền Giang.

Chuyến đi thực hiện mơ ước từ nhỏ của Trần Đặng Đăng Khoa khiến cả người Việt và quốc tế ngưỡng mộ, bởi quyết tâm theo đuổi giấc mơ, vượt qua rất nhiều trở ngại để làm được điều phi thường. Anh được chọn là nhân vật trang bìa của báo Tuổi Trẻ số Xuân Tuất, bởi hành trình truyền cảm hứng cho hàng triệu người trẻ.

Hiện nay, Đăng Khoa đang ở thành phố Cusco (Peru). Anh gửi lời chúc Tết Mậu Tuất tới độc giả Tuổi Trẻ Online và chia sẻ về hành trình sắp tới:

Trần Đăng Đăng Khoa chúc tết Mậu Tuất từ Cusco, Peru

Cái Tết ở Sin Sủi Hồ của người Mông

Từ Lai Châu, diễn viên múa Sùng A Lùng gửi cho Tuổi Trẻ Online những hình ảnh cái Tết của người Mông ở quê anh.

Người Mông ở Lai Châu ăn tết - Video: SÙNG A LÙNG

Khi những cây đào nở hoa đỏ rực ven núi đồi là lúc người Mông chuẩn bị tết. Từ ngày 25, 26 tháng chạp là bắt đầu mổ lợn, rồi làm bánh dày. 

Những lúc cả bản tập trung lại làm bánh dày rất vui. Nếp được nấu lên rồi giã thành bánh. Các thanh niên thì thay nhau giã cơm nếp, phụ nữ thì xếp bánh, còn con nít chạy lăng xăng.

Người Việt khắp nơi đón Tết: Quê hương rất gần - Ảnh 10.

Những cây đào ở bản Chảng Phàng, xã Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu - Ảnh: SÙNG A LÙNG

Đến ngày 27, 28, 29 tháng chạp là người Mông ăn tết rồi. Mỗi nhà gần nhau sẽ cùng nấu đồ ăn, là thịt lợn thịt gà và mời cả bản đến. 

Như bản của Lùng có 30 nhà thì chia ra cứ 5-7 nhà làm một tiệc, rồi cả trăm người trong bản kéo đến ăn từ 7h sáng, cùng nhau uống rượu đến say ngất ngây. Hôm sau ở nhóm nhà khác, cả bản lại kéo nhau đến ăn thịt, uống rượu.

Đến ngày 30 tháng chạp thì coi như ở bản đã ăn tết xong, thanh niên lại lên trung tâm xã, trung tâm huyện để chơi hội, hoặc đến nhà bạn bè ở các bản khác để chơi tiếp cho đến mùng 4, mùng 5 mới về nhà. 

Ở bản chỉ còn lại những người già và trẻ nhỏ, các em tập trung ở sân để chơi đánh cù.

Tết là những ngày vui nhất ở bản, nên dù có đi xa thế nào, mọi người, và Lùng cũng phải về, để gặp ông bà, ba mẹ và bà con trong bản để ăn tết cùng nhau.

Táo Quân 2018: Leo lên ghế dễ, xuống ghế khó Táo Quân 2018: Leo lên ghế dễ, xuống ghế khó Bạn còn nhớ về pháo hoa ở Sài Gòn 20 năm qua? Bạn còn nhớ về pháo hoa ở Sài Gòn 20 năm qua? Bạn trẻ thích đón giao thừa cùng gia đình hay bạn bè? Bạn trẻ thích đón giao thừa cùng gia đình hay bạn bè?
     
C.K - TƯƠI TRẦN - SÙNG A LÙNG - LAN ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên