22/09/2019 21:03 GMT+7

Người Thụy Sĩ khóc một dòng sông

Ý NGUYÊN
Ý NGUYÊN

TTO - Tình trạng biến đổi khí hậu đã làm tan biến ít nhất phân nửa các sông băng trên dãy Alps. Tại Thụy Sĩ, hôm nay 22-9 người dân đã làm lễ đưa tang cho sông băng có tên Pizol.

Người Thụy Sĩ khóc một dòng sông - Ảnh 1.

Cũng như lễ tang tiễn đưa sông băng Okjökull tại Iceland hồi tháng 8, người Thụy Sĩ lên núi đưa tiễn Pizol - một trong những sông băng nổi tiếng được giới khoa học chú ý nghiên cứu - Ảnh: REUTERS

Người Thụy Sĩ khóc một dòng sông - Ảnh 2.

Khoảng 100 người mặc đồ tang đã có mặt để thực hiện các nghi thức trong 2 giờ ở độ cao 2.700 mét, tại khu vực gần với cả Liechtenstein và Áo - Ảnh: REUTERS

Người Thụy Sĩ khóc một dòng sông - Ảnh 3.

Alps sẽ mất khoảng 50% khối lượng sông băng hiện tại vào năm 2050 trong tất cả các kịch bản. Sự tan chảy của sông băng sẽ có tác động lớn đến dãy núi Alps, vì sông băng là một phần quan trọng trong hệ sinh thái, cảnh quan và nền kinh tế của khu vực. Chúng thu hút khách du lịch đến các dãy núi và hoạt động như các hồ chứa nước ngọt tự nhiên. Sông băng cung cấp một nguồn nước cho hệ động vật và thực vật, cũng như cho nông nghiệp và thủy điện, đặc biệt quan trọng trong thời kỳ khô và ấm - Ảnh: REUTERS

Người Thụy Sĩ khóc một dòng sông - Ảnh 4.

Để được công nhận là sông băng, khối lượng băng và tuyết phải đủ dày để di chuyển bằng trọng lượng của chính nó. Khối băng phải dày 40 - 50 mét để điều này xảy ra. Trong ảnh: có người dân đưa cả con nhỏ lên núi cao - Ảnh: REUTERS

Người Thụy Sĩ khóc một dòng sông - Ảnh 5.

Từ năm 2006, sông băng Pizol đã bị mất 80 - 90% diện tích và nay chỉ còn lại khoảng 26.000m², tức nhỏ hơn 4 sân bóng đá cộng lại. Sau năm 2050, “sự tiến hóa trong tương lai của sông băng sẽ phụ thuộc mạnh mẽ vào việc khí hậu sẽ phát triển như thế nào - ông Harry Zekollari, nhà nghiên cứu tại ETH Zurich và Viện nghiên cứu về rừng, tuyết và cảnh quan liên bang Thụy Sĩ, hiện thuộc Đại học Delft, nói - Trong trường hợp nóng lên hạn chế hơn, một phần đáng kể hơn của sông băng có thể được cứu” - Ảnh: REUTERS

Người Thụy Sĩ khóc một dòng sông - Ảnh 6.

Ông Matthias Huss (đứng phát biểu trong ảnh), nhà nghiên cứu sông băng ở Trường Bách khoa liên bang Thụy Sĩ tại Zurich, giải thích: “Từ năm 1850 đến nay, chúng tôi thấy rằng có hơn 500 sông băng của Thụy Sĩ đã biến mất hoàn toàn. Trong đó có 50 sông băng được biết đến và được đặt tên” - Ảnh: REUTERS

Người Thụy Sĩ khóc một dòng sông - Ảnh 7.

Nghi thức đặt đá để tưởng nhớ con sông đã băng hà. “Pizol hiện đã tan chảy khá nhiều do nhiệt độ tăng cao nên ở góc độ khoa học, nó không còn được xem là sông băng nữa”, theo bà Alessandra Degiacomi thuộc Hiệp hội Bảo vệ khí hậu Thụy Sĩ, tổ chức phi chính phủ đứng ra thực hiện buổi đưa tang cho Pizol - Ảnh: REUTERS

Người Thụy Sĩ khóc một dòng sông - Ảnh 8.

Nghiên cứu mới về cách các sông băng trên dãy núi Alps ở châu Âu sẽ biến đổi dưới điều kiện khí hậu ấm lên đã đưa ra kết quả liên quan. Theo kịch bản nóng lên có giới hạn, các sông băng sẽ mất khoảng hai phần ba khối lượng băng hiện tại của chúng, trong khi dưới sự nóng lên mạnh mẽ, dãy Alps sẽ hầu như không có băng vào năm 2100 - Ảnh: REUTERS

Ý NGUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên