10/09/2020 10:30 GMT+7

Năng lượng tái tạo - hướng đầu tư để phát triển bền vững

D.K
D.K

Theo các chuyên gia, COVID-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, nhưng cũng mở ra hướng đầu tư mới.

Năng lượng tái tạo - hướng đầu tư để phát triển bền vững - Ảnh 1.

Dự báo thay đổi nhu cầu năng lượng sơ cấp theo dạng nhiên liệu trong năm 2020 so với năm 2019 - Nguồn: IEA

Có thể kế đến là lĩnh vực năng lượng tái tạo, hướng đầu tư hiệu quả để phát triển bền vững, không chỉ cho doanh nghiệp mà còn có tác động tích cực đến môi trường.

Nhu cầu năng lượng toàn cầu giảm

Theo một số thống kê từ các đơn vị chuyên ngành, COVID-19 đã làm nhu cầu năng lượng toàn cầu giảm 3,8% trong quý I, và dự đoán sẽ tiếp tục giảm đến hết năm 2020. 

Đặc biệt, những loại năng lượng truyền thống, vốn được xem là nguồn nhiên liệu chủ lực từ trước đến nay như than, dầu có mức giảm sút đáng kể. Nguồn năng lượng duy nhất vẫn giữ đà tăng trưởng dương là năng lượng tái tạo với mức tăng 1,5% trong quý 1-2020.

IEA - Cơ quan Năng lượng quốc tế dự báo, xu hướng này sẽ tiếp diễn đến hết năm 2020, năng lượng tái tạo, trọng tâm là năng lượng mặt trời và năng lượng gió tiếp tục là nguồn năng lượng có khả năng chống chọi tốt nhất, bất chấp chuỗi cung ứng gián đoạn hay tình trạng trì hoãn hoạt động của nhiều ngành công nghiệp.

Nhu cầu sử dụng năng lượng sụt giảm mặt khác lại có tác động tích cực cho môi trường, khi lượng phát thải khí CO2 trên toàn cầu sụt giảm ấn tượng. Trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua, mức độ ô nhiễm của TP.HCM được hiển thị màu vàng (tương ứng với mức vừa phải) trên ứng dụng AirVisual thay vì màu đỏ cho chất lượng không khí ô nhiễm như trước đây.

Thậm chí ngay tại Hà Nội - top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, chỉ số chất lượng không khí đã đạt mức trung bình - mức tốt cho sức khỏe.

Những tác động ấy, tuy chỉ là trong nhất thời, song đã kịp có tác động không nhỏ tới kế hoạch sử dụng năng lượng của nhiều quốc gia trên thế giới. Giờ đây, năng lượng tái tạo đang trở thành xu hướng chủ đạo, giữ vai trò tiên phong trong công cuộc phục hồi kinh tế bền vững và lâu dài trên toàn cầu. 

Đúng như tờ Sun-Sentinel của Mỹ nhận định: "Cách tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế sau đại dịch chính là đầu tư vào năng lượng tái tạo".

Năng lượng tái tạo - hướng đầu tư để phát triển bền vững - Ảnh 2.

Dự án điện NLMT áp mái tại Nhà máy Kymdan Củ Chi do TTC Energy thực hiện sẽ giảm phát thải gần 200 tấn CO2 mỗi năm khi đi vào hoạt động - Ảnh: P.T

Hướng đầu tư hiệu quả cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Đầu tư vào năng lượng tái tạo không chỉ là chủ trương của Chính phủ mà còn xuất phát từ ý thức của chính các doanh nghiệp. Sau "trận đòn đau" do làn sóng COVID-19 thứ nhất, các doanh nghiệp Việt đã không còn bị động mà đã chủ động "sống chung với dịch", thực hiện "kinh doanh an toàn", hướng đến sử dụng điện mặt trời thay thế cho điện truyền thống nhằm tối ưu chi phí.

Với sự nhập cuộc của nhiều đơn vị đầu tư điện mặt trời uy tín, tiêu biểu, có thể kể đến Công ty CP Năng lượng TTC (TTC Energy), đã mở rộng cánh cửa cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn điện xanh này.

Cụ thể, vào ngày 08-09 vừa qua, TTC Energy và Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phú Mỹ Vinh vừa ký kết hợp đồng lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái công suất hơn 800 kWp cho dự án tại Nhà máy nước Hòa Khánh Tây (Long An). 

Đây được coi là một trong những nhà máy nước tiên phong trong việc sử dụng điện năng lượng mặt trời áp mái, ước tính sản lượng chia sẻ với mạng lưới điện quốc gia sẽ đạt khoảng hơn 1 triệu kWh/năm và giảm phát thải hơn 700 tấn CO2/năm ra môi trường.

Đồng thời, đơn vị đầu tư điện mặt trời này cũng đã bắt tay thi công hệ thống với tổng công suất hơn 10Mwp tại các nhà máy của Nhựa Duy Tân, sản lượng 13 triệu kWh/năm và giảm phát thải hơn 10 ngàn tấn CO2/năm.

Năng lượng tái tạo - hướng đầu tư để phát triển bền vững - Ảnh 3.

Lễ ký kết hợp đồng lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái giữa Công ty CP Năng lượng TTC và Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phú Mỹ Vinh - Ảnh: P.T

Để tạo thêm điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng cân đối nguồn vốn đầu tư sử dụng, nhiều ngân hàng đã có chính sách cho vay đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái với tài sản đảm bảo chính là các hệ thống điện năng lượng mặt trời hình thành từ vốn vay.

Gần đây nhất có thể kể đến các hợp tác giữa TTC Energy và các ngân hàng như Sacombank hay MBBank. Theo đó, khi doanh nghiệp là khách hàng của TTC Energy, sẽ được vay lên đến 70% giá trị hệ thống với thời gian vay tối đa 7 năm.

Tính ưu việt của năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng, bên cạnh vấn đề kinh tế còn là vấn đề công bằng với môi trường.

Cùng với những đóng góp thiết thực và tích cực trong quá trình kiểm soát ô nhiễm, mỗi kWh điện được sinh ra từ hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái sẽ giảm một tỷ lệ đáng kể CO2 phát thải ra môi trường, thì đầu tư và khai thác lĩnh vực này còn là hướng đi thức thời, giúp nền kinh tế không chỉ đạt tình trạng phục hồi mà còn kiến tạo được giá trị phát triển bền vững cho tương lai.

D.K
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên