05/01/2024 16:16 GMT+7

Mạng xã hội và giá trị của người trẻ vào đề thi học sinh giỏi văn quốc gia

Học sinh cho biết thấy thích khi đề thi văn của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2024 đề cập đến mạng xã hội và giá trị của người trẻ.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM ra về sau khi kết thúc giờ làm bài thi ngày 5-1. Đề thi văn năm nay được đánh giá là thiết thực và thời sự - Ảnh: Q.N

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM ra về sau khi kết thúc giờ làm bài thi ngày 5-1. Đề thi văn năm nay được đánh giá là thiết thực và thời sự - Ảnh: Q.N

Ngày 5-1, sau khi kết thúc giờ làm bài thi môn văn của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2024, nhiều thí sinh cho biết rất hứng thú với câu hỏi về mạng xã hội của đề thi văn.

Theo đó, đề thi văn của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2024 có nội dung như sau:

Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm)

Trải nghiệm - ghi lại - tức thời chia sẻ lên mạng xã hội có nên là phương cách khẳng định giá trị của người trẻ trong thời đại ngày nay?

Câu 2: Nghị luận văn học (12,0 điểm)

"Các kiệt tác lớn là vô tận, mỗi thế hệ hiểu chúng theo cách của mình như vậy có nghĩa là các độc giả tìm thấy ở đó điều gì rọi sáng một phương diện trải nghiệm của họ. Nhưng nếu như một tác phẩm là vô tận, điều đó không có ý nói rằng, nó không có nghĩa khởi thủy, hay chú ý tác giả không phải là tiêu chuẩn của nghĩa khởi thủy ấy. Cái vô tận, là ý nghĩa của nó, là tính thích đáng của nó ở bên ngoài bối cảnh nó xuất hiện.

Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đa số thí sinh ở TP.HCM cho biết rất thích thú với câu 1 của đề thi văn.

"Ghi lại và tức thời chia sẻ lên mạng xã hội đã trở thành thói quen của nhiều người trẻ hiện nay. Thậm chí, nhiều bạn còn nhầm lẫn giá trị ảo trên mạng xã hội với giá trị thật ngoài đời. Đây là vấn đề thời sự, gần gũi với lứa tuổi học sinh nên em viết khá thoải mái", một học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM, cho biết.

Trong khi đó, nhiều giáo viên văn ở TP.HCM có nhận xét chung là đề thi văn năm nay thể hiện tính thời sự và thiết thực với bản thân thí sinh.

"Câu số 1 mang tính giáo dục về lối sống cho thí sinh. Câu 2 khá chuyên sâu và phù hợp với một kỳ thi học sinh giỏi quốc gia", một giáo viên dạy đội tuyển học sinh giỏi ở TP.HCM nhận xét.

Tăng số lượng học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm nay, tổng số thí sinh đăng ký dự thi học sinh giỏi quốc gia là 5.819 em, tăng 1.230 em so với năm học trước.

Trong tổng số 12 môn thi, ngữ văn và tiếng Anh có nhiều thí sinh dự thi nhất, với số lượng lần lượt là 648 và 639 thí sinh.

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia diễn ra trong hai ngày 5 và 6-1.

Theo quy chế mới về thi học sinh giỏi quốc gia, năm nay dự kiến sẽ có 60% thí sinh đoạt giải từ giải khuyến khích trở lên (những năm trước là 50%). Trong đó, tổng số giải nhất, nhì, ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải nhất không vượt quá 5% tổng số giải.

Chọn ngữ liệu đề thi văn thiếu tế nhị, nhà giáo bức xúcChọn ngữ liệu đề thi văn thiếu tế nhị, nhà giáo bức xúc

'Tôi không hiểu người ra đề nghĩ như thế nào mà lại đưa ngữ liệu hạ thấp hình ảnh nhà giáo vào đề thi văn như vậy?'.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên