11/05/2022 23:58 GMT+7

Làm sao chấm dứt nỗi ám ảnh tái phát ung thư từ tồn dư khối u?

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Với những bệnh nhân chẩn đoán mắc ung thư, nỗi ám ảnh trong suốt quá trình điều trị cho tới khi điều trị hỗ trợ giảm nhẹ tưởng chừng như kéo dài bất tận, đặc biệt nếu khối u còn phần tồn dư dễ tái phát.

Thông tin từ Viện Di truyền y học - Gene Solutions (TP.HCM) cho biết ung thư là bệnh có diễn biến phức tạp với nguy cơ tái phát cao. Kể cả sau khi được phẫu thuật triệt căn, khả năng cao vẫn có một lượng các tế bào ung thư tồn tại trong cơ thể (còn gọi là tồn dư tối thiểu của khối u) tạo thành các loại tái phát khác nhau. 

Theo nguồn tin từ trang Very Well Health (Mỹ), 30 - 55% người mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ (loại ung thư phổi phổ biến nhất) sẽ tái phát. Với ung thư phổi có tế bào nhỏ, tỉ lệ này thậm chí còn cao hơn với 7/10 trường hợp tái phát trong vòng 1 - 2 năm sau phẫu thuật.

Còn theo tạp chí New England Journal of Medicine (Mỹ), nguy cơ tái phát xa với ung thư vú ước tính dao động từ 10 - 41% trong thời gian từ 5 - 20 năm sau khi ngưng trị liệu.

Các bác sĩ cho rằng các xét nghiệm thường dùng tầm soát và theo dõi trong điều trị ung thư chủ yếu là các xét nghiệm hình ảnh học nên bị giới hạn trong việc phát hiện các dấu vết của ung thư khi khối u còn rất nhỏ, chưa thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu các khối u này còn phần tồn dư dù nhỏ nhất bị bỏ sót, nó vẫn có thể tiếp tục tăng sinh và gây ra ung thư tái phát.

Chính vì vậy, người bệnh cần được chăm sóc chặt chẽ sau phẫu thuật, y bác sĩ cần theo dõi quá trình đáp ứng điều trị từng người bệnh; từ đó phát hiện sớm ung thư tái phát, tiên lượng và có phương án điều trị kịp thời, giúp cải thiện chất lượng sống và thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Theo đội ngũ nghiên cứu và phát triển Viện Di truyền y học - Gene Solutions, phương pháp khảo sát tồn dư tối thiểu của khối u ở các cơ quan (vú, gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng), còn gọi K-TRACK rất cần thiết, giúp bổ trợ các phương pháp theo dõi tái phát khác.

Cơ chế hoạt động của phương pháp này là thông qua việc giải trình tự mẫu mô u và mẫu máu của bệnh nhân sau thời điểm phẫu thuật triệt căn 2 - 4 tuần. Tiếp đó sẽ phân tích các đặc điểm riêng biệt của mẫu mô u để tìm ra 5 - 6 loại đột biến sinh dưỡng đặc trưng nhất được tìm thấy ở mẫu mô u nói trên.

Sau đó, tiến hành tách chiết các đoạn DNA mang đột biến và giải trình tự thế hệ mới tại độ phủ sâu lớn gấp 10.000 lần, giúp phát hiện có hay không sự tồn tại của DNA ngoại bào được phóng thích từ khối u vào máu.

Với ưu điểm trên cùng với việc tích hợp khảo sát đột biến, phương pháp khảo sát tồn dư tối thiểu của khối u ở các cơ quan là bước tiến mới trong việc cá thể hóa phương pháp điều trị ở mỗi bệnh nhân, giúp việc điều trị đạt hiệu quả ở mức cao. 

Viêm gan B, C tiến triển thành ung thư gan sau 20-30 năm, nhiều người điều trị khi đã muộn Viêm gan B, C tiến triển thành ung thư gan sau 20 - 30 năm, nhiều người điều trị khi đã muộn

TTO - Thông thường từ khi nhiễm viêm gan B, C đến khi hình thành ung thư là 20 - 30 năm. Thế nhưng, chỉ 10% người bệnh chẩn đoán ung thư gan giai đoạn sớm, còn lại vào giai đoạn muộn, lúc này điều trị khó khăn và chi phí điều trị lớn.

XUÂN MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên