05/06/2005 07:12 GMT+7

Kỳ tích Hải Vân

(Anh Nguyễn Ngọc Thanh, lái xe BKS 43K-7896)
(Anh Nguyễn Ngọc Thanh, lái xe BKS 43K-7896)

TTCN - Sẽ không thể nào quên được những khoảnh khắc nghẹt thở vì sự cố, vì tiếng mìn. Cũng có lúc lại ngất ngây trong niềm vui khi những mũi khoan hai đầu gặp nhau. Máu, nước mắt và cả rượu sake đã trộn lẫn trong từng mét khoan để cuối cùng làm nên một kỳ tích Hải Vân.

w30mrp5P.jpgPhóng to
Bên trong hầm đường bộ Hải Vân
TTCN - Sẽ không thể nào quên được những khoảnh khắc nghẹt thở vì sự cố, vì tiếng mìn. Cũng có lúc lại ngất ngây trong niềm vui khi những mũi khoan hai đầu gặp nhau. Máu, nước mắt và cả rượu sake đã trộn lẫn trong từng mét khoan để cuối cùng làm nên một kỳ tích Hải Vân.

Với những người thợ Sông Đà lẫn các chuyên gia Hàn Quốc, cái thời khắc 6 giờ sáng 10-9-2001 đã trở thành một kỷ niệm đáng nhớ nhất. Đó là một buổi sáng không mấy đẹp trời, khi những mũi khoan đang lầm lũi ghim sâu vào lòng núi thì bất ngờ một sự cố đã xảy ra. Nhật ký công trường ghi rõ: “Sự cố sạt lở từ phần đỉnh vòm phía trước gương đào thông lên mái dốc cửa hầm tại lý trình +29m”. Cả công trường nháo nhào, máy móc ngưng hoạt động. Hàng chục chuyên gia và nhà khoa học trong - ngoài nước từ Hà Nội cấp tốc “bay” vào công trình.

“Nếu đi bằng đường đèo thì mỗi lượt ra, vào Đà Nẵng - Lăng Cô, xe của tôi (loại xe 1,25 tấn -NV) phải tiêu tốn khoảng 10 lít dầu DO, tương đương 55.000 đồng đồng thời mất một khoảng thời gian 80 phút. Còn nếu đi đường hầm thì chỉ mất 15 phút với khoảng 2 lít dầu DO (11.000đ) cho cả hai lượt đi và về. Xe trọng tải càng lớn thì sức tiêu hao nhiên liệu càng tăng từ 8-10%. Riêng với xe chạy bằng xăng thì mức tiêu hao còn nhiều hơn chạy dầu. Đó là chưa kể đến tiền hao mòn xe do phải đi bằng số 1 và 2 thay vì đi số 3 hay 4 như đường bằng”.

Khi nguy cơ sạt lở bên trong đường hầm mỗi lúc một cao thì bên ngoài cửa hầm trời vẫn mưa như trút nước khiến công việc khắc phục càng trở nên chông chênh. Sau nhiều lần hội bàn, tranh cãi, cuối cùng phương án cũng đã đưa ra. Bịt kín phần hở dưới gương hầm bằng đá hộc đồng thời bơm bêtông từ trên xuống. Sau 24 giờ bơm ròng rã, cuối cùng tai qua nạn khỏi...

Bốn tháng sau, ngày 20-1-2002 lại một sự cố sốt vó. Khi hầm thông gió đã đào được 600m thì nước ngầm đột nhiên phun ra từ gương và vòm hầm. Lưu lượng của mạch nước ngầm ước tính đến 88,3 lít/giây đã khiến hơn 100m hầm thông gió chìm trong nước. Các chuyên gia Nhật Bản lẫn VN choáng váng. Hàng chục máy bơm được huy động “chống úng”, nhưng mạch nước ngầm nhiều đến nỗi phía Nhật phải cử người bay về nước mang máy bơm qua ứng cứu. Sau 15 ngày hụp lặn trong nước và rồi công trình lại tiếp tục được thi công.

Vào thời điểm hầm Hải Vân đang thi công, tiếng nổ đinh trời vọng ra từ lòng núi. Để đánh sập được lớp đá cứng có từ ngàn năm, người ta đã phải sử dụng đến hơn 1,5 triệu kg thuốc nổ, tất cả được nén chặt trong từng ống nhựa dài 4,5m trước khi thả vào những hốc đá do máy khoan hầm vừa tạo...

Ở phía cuối đường hầm, trong ánh sáng lờ mờ, ngột ngạt, đội khoan hầm bắc lẫn nam chia làm bốn tổ (gồm ba tổ khoan và một tổ đánh mìn). Cứ thế, mỗi ngày các kíp khoan hầm thực hiện 152 mũi khoan đường kính phi 45, gài thuốc nổ rồi giật kíp... Âm, ầm, ầm... Những chuyến xe xuôi ngược ngày đêm đưa đất đá ra khỏi cửa hầm. Hầm Hải Vân lại tiếp tục tiến sâu vào lòng núi với kỳ tích 5m/ngày. Ngày ấy vào cao điểm trên công trường hầm Hải Vân có đến hơn 2.000 cán bộ, kỹ sư tham gia thi công. Đổi lại, hàng chục triệu mét khối đất đá đã được đào đắp trên khắp công trường. Không dưới ba người đã vĩnh viễn nằm xuống khi công trình còn rền vang tiếng máy.

Hầm Hải Vân

Hầm chính dài 6.280m; rộng 11,9m; cao 7,5m (tĩnh không thông xe 4,95m)

Hầm phụ dài 6.280m; rộng 4,7m; cao 3,8m

Đường gồm hai làn xe được phân cách bởi một hàng nón cao su phản quang, mỗi làn rộng 3,75m

Dọc theo đường hầm có 18 điểm mở rộng dành cho việc đỗ xe khẩn cấp

Toàn tuyến có 15 đường ngang nối hầm chính với hầm phụ phục vụ việc thoát hiểm, trong đó 11 hầm dành cho người đi bộ và bốn hầm dành cho xe cứu hộ và người đi bộ

Tốc độ chạy tối đa 60km/g, tối thiểu 30km/g

Khuyến cáo bật radio FM tần số 106 MHz để nghe các thông tin hướng dẫn cần thiết phát đi từ Trung tâm vận hành hầm khi qua hầm

Bên trong đường hầm cách 200m có một điện thoại khẩn cấp dùng để báo sự cố hoặc tai nạn. Cánh nhau 50m là hệ thống nút báo cháy, dùng để báo sự cố cháy nổ về trung tâm vận hành

iDBcPSRz.jpgPhóng to CE2AjA9N.jpg
Bấm nút khởi công công trình hầm Hải Vân vào ngày 27-7-2000 Một góc bên trong Trung tâm điều khiển vận hành hầm Hải Vân
Jtg7xXrM.jpgPhóng to GG4YUwIL.jpg
Hầm đường bộ Hải Vân chính thức đi vào khai thác Cầu Hải Vân nối cửa hầm phía bắc với khu du lịch biển Lăng Cô

Những mốc son

22-3-1994, Chính phủ đồng ý cho đầu tư

30-9-1998: Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt dự án đầu tư

27-8-2000: Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải bấm nút khởi công công trình

20-5-2001: Mũi khoan đầu tiên được tiến hành tại cửa hầm phía bắc Hải Vân

7-11-2003: Hai mũi khoan gặp nhau, thông hầm kỹ thuật

5-6-2005: Khánh thành, đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân

(Anh Nguyễn Ngọc Thanh, lái xe BKS 43K-7896)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên