16/11/2019 17:54 GMT+7

Kỳ lạ những Ama mặc đồ trắng lặn biển ở Nhật

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Hầu như mọi thợ lặn Ama đều là phụ nữ và rất nhiều thợ lặn đã bắt đầu công việc từ những năm 70, 80, 90 và tiếp tục theo nghề cho đến ngày hôm nay. Họ chỉ mặc duy nhất một bộ đồ màu trắng khi hành nghề.

Kỳ lạ những Ama mặc đồ trắng lặn biển ở Nhật - Ảnh 1.

Một thợ lặn Ama chuẩn bị lặn xuống đáy biển ở Toba để tìm hải sản - Ảnh: BBC

Đây là công việc mang tính 'mẹ truyền con nối' tại xứ sở mặt trời mọc kể từ thế kỷ thứ 8.

Điều đặc biệt là hầu như mọi thợ lặn Ama đều là phụ nữ và rất nhiều thợ lặn đã bắt đầu công việc từ những năm 70, 80, 90 và tiếp tục theo nghề cho đến ngày hôm nay. Họ chỉ mặc duy nhất một bộ đồ màu trắng khi hành nghề.

"Hôm nào đi lặn thì tôi dậy lúc 5h. Tôi rời khỏi nhà khoảng 7h và gặp đồng nghiệp tại nơi làm việc. Chúng tôi sẽ cầu nguyện thần linh phù hộ cho chúng tôi thu hoạch tốt" - thợ lặn Ama Shimoko Matsumoto chia sẻ.

Sau đó bà Matsumoto cùng đồng nghiệp xuống biển và lặn tìm hải sản trong khoảng 1 tiếng rưỡi. Những thợ lặn Ama cần phải hiểu rõ địa hình đáy biển và phải biết nơi có thể bắt được cá và hải sâm.

Ngoài mưu sinh bằng nghề bắt cá và hải sản, những thợ lặn Ama còn nổi tiếng trong việc săn tìm ngọc trai. 

Năm 1893, Kokichi Mikimoto đã trở thành người đàn ông đầu tiên nuôi trai. Ông đã tìm đến các thợ lặn Ama để mua trai từ họ và thành lập một đội thợ lặn tìm ngọc trai ở Toba. Ngày nay Mikimoto sở hữu chuỗi cửa hàng phụ kiện thời trang trên khắp thế giới.

Thậm chí ông Mikimoto, như BBC ngày 15-11 đưa tin, đã phát triển trang phục lặn toàn màu trắng cho các thợ lặn Ama. 

Trước đó, theo truyền thống thì các thợ lặn Ama chỉ mặc một bộ quần áo mỏng. Một số thợ lặn Ama chia sẻ rằng màu trắng để xua đuổi cá mập vì loài cá này kỵ màu trắng.

Ngày nay, các thợ lặn Ama cũng trở thành một biểu tượng thu hút khách du lịch. Các màn trình diễn lặn biển bắt hải sản của họ xuất hiện trong các tour du lịch đến đảo ngọc trai Mikimoto ở Toba.

Dù vậy, số lượng thợ lặn Ama truyền thống tại Nhật đang giảm dần. Khi được hỏi liệu con cháu của họ có đi theo nghề này hay không, một thợ lặn Ama trả lời rằng: "Tôi nghĩ là sẽ như vậy nhưng tôi không chắc nữa. Thỉnh thoảng tôi có hỏi cháu của mình về việc sau này trở thành một thợ lặn Ama. Đứa cháu lớn nhất của tôi đang sống ở Nagoya và tôi không nghĩ con bé sẽ chuyển về đây sống".

Thợ lặn đứng hình khi gặp ‘quái vật biển Thợ lặn đứng hình khi gặp ‘quái vật biển' dài 8m

TTO - Hai thợ lặn đã có một kỷ niệm đáng nhớ khi chạm trán một con 'quái vật biển' dài hơn 8m khi đang lặn ngoài khơi New Zealand.

ANH THƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên