12/05/2022 09:32 GMT+7

Kinh doanh theo kiểu 'chặt chém' trước tiên là tự hại mình

TÚ NGUYÊN
TÚ NGUYÊN

TTO - Chưa cần đến cơ quan chức năng vào cuộc, chuyện chèn ép, "chặt chém" du khách trước mắt là tự làm hại cơ sở kinh doanh của mình.

Kinh doanh theo kiểu chặt chém trước tiên là tự hại mình - Ảnh 1.

Bữa hải sản hơn 42 triệu cho 22 người ăn tối 27-4 - Ảnh: QUỐC KHÁNH

Mấy ngày gần đây, một số cơ sở kinh doanh ở một vài địa phương du lịch như Nha Trang, Bình Định bị phản ảnh kinh doanh theo kiểu "chặt chém" khách đi du lịch.

Đây là hình thức kinh doanh thiếu đạo đức, có ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch của địa phương. 

Là người thường đi du lịch, nhất là trong những dịp lễ, tôi nghĩ rằng khách du lịch cho dù là khách nội hay ngoại, là những người rất sẵn sàng "chịu chi" nếu "giá trị gia tăng" ở mức độ vừa phải. Nhưng cái nào cũng có giới hạn. Vượt quá lằn ranh này, tất nhiên khách du lịch sẽ có phản ứng dưới nhiều hình thức, mức độ nặng nhẹ.

Khách không hài lòng thì cái kết không khác hơn là "một đi không trở lại".

Người cung cấp dịch vụ du lịch biết tỏng tòng tong điều này. Nhưng một số người có máu kinh doanh ăn xổi ở thì vẫn "chặt chém" thẳng tay, bởi họ nghĩ khách du lịch từ thập phương đến, hết đoàn này tới đoàn khác, hết người này đến người khác, không phải là khách vãng lai. Vì thế chuyện một khách du lịch quay trở lại sử dụng dịch vụ của họ lần thứ hai là chuyện hiếm, thì "chặt chém" là một cách kinh doanh mau kiếm tiền.

Tuy nhiên, người kinh doanh theo kiểu "chặt chém" phải hiểu rằng, có thể có khách du lịch "không ai tắm hai lần trên một dòng sông" theo ý nghĩa kinh doanh; nhưng một khi hình ảnh xấu xí của cơ sở kinh doanh của mình có mặt trên các nền tảng Internet thì coi như đi tong cả thương hiệu và uy tín trong kinh doanh.

Thứ hai, trong kinh doanh có một nguyên tắc nhất định để cơ sở có lời căn cơ và bền vững là "thà bán nhiều hơn lời nhiều", có nghĩa là chỉ cần lời một ít trên số nhiều dịch vụ khách sử dụng là lời nhiều.

Cho nên, dù kinh doanh ở ngành nghề nào, ở đâu, khi người kinh doanh giữ đạo đức kinh doanh và tuân thủ luật pháp thì chuyện "bán nhiều lời nhiều" bền vững là ăn chắc. Việc "chặt chém" khi khách sử dụng một vài dịch vụ không làm họ nghèo thêm, nhưng trước tiên là làm hại chính mình.

Thăm dò ý kiến

Điều nào khiến bạn kém vui mỗi khi đi du lịch?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Khi du lịch, những trải nghiệm nào không hay ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn? Mời bạn gửi bài chia sẻ về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn. Bài viết không quá 800 chữ, có kèm ảnh minh họa và thông tin tài khoản để tòa soạn gửi nhuận bút sau khi bài đăng. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.

Muốn phát triển du lịch, đừng quên nhà vệ sinh thật sự... vệ sinh! Muốn phát triển du lịch, đừng quên nhà vệ sinh thật sự... vệ sinh!

TTO - Một trong những điều ám ảnh nhất với khách du lịch trong và ngoài nước là vấn đề nhà vệ sinh, cũng bởi tình trạng nhà vệ sinh tuềnh toàng, hoặc thậm chí không có là điều phổ biến ở nhiều điểm du lịch tại Việt Nam.

TÚ NGUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên