10/01/2016 15:09 GMT+7

Kiếp thương hồ trên sông Đà

NGUYỄN DÂN
NGUYỄN DÂN

TT - Họ lênh đênh trong nhiều ngày trên những con thuyền lớn dọc sông Đà, qua các tỉnh từ Hòa Bình đi Sơn La, Lai Châu buôn bán các mặt hàng nhu yếu phẩm cho đồng bào dân tộc vùng cao.

Ngoài mua bán, phiên chợ còn là nơi gặp gỡ giao lưu với nhau. Trong ảnh: một bến thuyền tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Ngoài mua bán, phiên chợ còn là nơi gặp gỡ giao lưu với nhau. Trong ảnh: một bến thuyền tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Họ bán không thiếu thứ gì, từ bó rau, quả trứng đến gà, lợn và cả tủ đông, tivi… miễn là có người cần. Ngày mưa cũng như ngày nắng, từ ngày nắng chói chang đến ngày đông giá rét, như một lời ước hẹn, cứ 10 ngày người bán người mua lại gặp nhau một lần, tạo nên các chợ phiên dọc sông Đà.

Họ là những “kiếp thương hồ” sông Đà.

Xuất thân từ khắp mọi nơi, đủ mọi lứa tuổi, họ tập hợp trên một chiếc thuyền: chủ thuyền, cửu vạn và người buôn bán. Họ sống chung và cùng với những người dân dọc bờ sông tạo thành một cộng đồng cộng sinh không thể tách rời suốt một dải hẻo lánh.

Chủ thuyền vừa lái tàu, vừa cho thuê lại chỗ ở trên thuyền và mở một tiệm tạp hóa. Cửu vạn được nuôi ăn ở trên thuyền và khuân vác hàng hóa của chủ hàng. Chủ hàng buôn bán và trao đổi hàng hóa với những người sống dọc sông Đà (chủ yếu người dân tộc vùng cao).

Ngày đi, đêm neo lại tại một bến nào đó. Họ sống và đi từ ngày này sang ngày khác. Bảy ngày trên thuyền liên tục, nghỉ ngơi ba ngày chỉ đủ thời gian gom hàng chuẩn bị một chuyến đi mới. Cứ thế, cuộc đời trên thuyền dài hơn trên bờ.

Người nhiều có hơn 20 năm sống trong lòng thuyền, người ít cũng 7, 8 năm. Có người thông thuộc bản làng hơn quê mình rồi lấy vợ sinh con ở đấy. Có người mỗi năm chỉ được gặp con vào những ngày tết.

Ngày ngày bày hàng, bán hàng rồi lại dọn hàng vào thuyền. Thời gian còn lại cũng chỉ đủ để nấu cơm, chợp mắt tí chút lấy sức cho một bến sắp tới.

“Làm đến khi nào hết làm được nữa rồi tính, chứ bây giờ biết tính toán gì được cho tương lai đâu”, cuộc sống của họ gói gọn trong một câu nói như lời anh Nguyễn Văn Tới - một chủ hàng - thổ lộ.

Nơi ngủ cũng là một cửa hàng tạp hóa của chủ thuyền
Nơi ngủ cũng là một cửa hàng tạp hóa của chủ thuyền
Tầng 3 được chia làm nhiều ô cho các chủ hàng thuê. Mỗi ô rộng khoảng 6m2. Họ phải trả cho chủ thuyền 600.000 đồng/ô/chuyến. Đây là toàn bộ không gian sinh hoạt riêng (ăn, nghỉ…) suốt chuyến đi
Tầng 3 được chia làm nhiều ô cho các chủ hàng thuê. Mỗi ô rộng khoảng 6m2. Họ phải trả cho chủ thuyền 600.000 đồng/ô/chuyến. Đây là toàn bộ không gian sinh hoạt riêng (ăn, nghỉ…) suốt chuyến đi
Đầu mũi thuyền là nơi chở lợn, gà và thực phẩm tươi sống. Trong lòng thuyền bất cứ đâu cũng là nơi chứa hàng hóa của người đi buôn
Đầu mũi thuyền là nơi chở lợn, gà và thực phẩm tươi sống. Trong lòng thuyền bất cứ đâu cũng là nơi chứa hàng hóa của người đi buôn
Người ta mua bán trao đổi nhiều loại hàng hóa khác nhau, từ kim chỉ, đường muối đến áo quần các loại…
Người ta mua bán trao đổi nhiều loại hàng hóa khác nhau, từ kim chỉ, đường muối đến áo quần các loại…
Trên thuyền, ngoài chủ thuyền và chủ buôn còn có những cửu vạn. Họ không được chủ thuyền trả lương mà chỉ được bao ăn ở. Mỗi lần khi đến chợ phiên, họ được chủ hàng trả công 20.000 đồng cho một lần vác một kiện 70kg lên và xuống. Trong ảnh: cửu vạn vác hàng tại một bến ở huyện Phù Yên, Sơn La
Trên thuyền, ngoài chủ thuyền và chủ buôn còn có những cửu vạn. Họ không được chủ thuyền trả lương mà chỉ được bao ăn ở. Mỗi lần khi đến chợ phiên, họ được chủ hàng trả công 20.000 đồng cho một lần vác một kiện 70kg lên và xuống. Trong ảnh: cửu vạn vác hàng tại một bến ở huyện Phù Yên, Sơn La
Đi thuyền đến nơi họp chợ
Đi thuyền đến nơi họp chợ
NGUYỄN DÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên