Lẩu Thập Cẩm

Không sống chung để hôn nhân 5 năm luôn hạnh phúc

VŨ NGUYỄN

Đăng lúc 16:47 | 19/09/2023

Nhiều người nhìn vào cặp đôi 'nhà ai nấy ở' cứ tưởng Hiromi là một bà mẹ đơn thân, còn Hidekazu là một người đàn ông trung niên độc thân, vì sự lựa chọn không sống chung của họ.

Hiromi và chồng Hidekazu là một cặp đôi "kỳ lạ", tuy đã kết hôn nhưng hai người không sống chung một nhà, dù chỉ một ngày. Theo 163, cả hai duy trì kiểu "hôn nhân hai ngả" suốt 5 năm qua và luôn cảm thấy hạnh phúc, bất chấp người ngoài lầm tưởng họ đang ly thân hoặc có trục trặc trong mối quan hệ.

Cặp đôi "nhà ai nấy ở"

Cặp đôi "nhà ai nấy ở"

Kết hôn nhưng không sống chung để "giữ lửa"

Hiromi là một người phụ nữ mạnh mẽ. Ngoài việc chăm sóc con cái, cô cũng điều hành một phòng gym, đồng thời còn là một huấn luyện viên thể hình. Còn Hidekazu là một nhà tư vấn kinh doanh. Công việc của hai người hoàn toàn khác biệt, và quỹ thời gian trong ngày cũng khác nhau.

Sau khi kết hôn, cả hai lựa chọn "hôn nhân hai ngả", kể cả khi sinh con trai. Họ lựa chọn "phong cách" này, vì cặp đôi có nhiều trải nghiệm chẳng mấy vui vẻ trong quá khứ. Hiromi từng chứng kiến bầu không khí căng thẳng suốt ngày giữa bố mẹ. Trong khi Hidekazu thường xuyên phải nghe càm ràm từ người vợ cũ.

Thế nên, cả hai đã thống nhất duy trì lối sống cá nhân của mình, dành thêm thời gian cho công việc và bản thân, để tránh dẫn đến xung đột.

Mỗi tuần, họ chỉ gặp nhau hai lần, vì khoảng cách nhà của cả hai cách nhau khoảng một giờ lái xe. Nhiều người nhìn vào tưởng Hiromi là một bà mẹ đơn thân, còn Hidekazu là một người đàn ông trung niên độc thân.

Không riêng gì Hiromi và Hidekazu, một cặp đôi khác ở Dubai (UAE) là Sujata và chồng cũng quyết định theo đuổi "hôn nhân hai ngả", hay còn gọi là LAT (Living Apart Together): mỗi người sống một nơi vẫn trên danh nghĩa vợ chồng.

LAT giúp nhiều cặp đôi giữ được cuộc hôn nhân bền vững

LAT giúp nhiều cặp đôi giữ được cuộc hôn nhân bền vững

Nữ kỹ sư cơ khí 30 tuổi cho biết: "Cách đối xử của bố mẹ với nhau ảnh hưởng rất nhiều đến tôi, từ khi còn là một đứa trẻ. Đến giờ, họ vẫn như hai người xa lạ, dù sống trong cùng một ngôi nhà".

Sujata biết đến thuật ngữ LAT khi còn đang học ở Ấn Độ, đây cũng là khoảng thời gian cô gặp người chồng hiện tại. 'Tôi ở Dubai, còn chồng ở Mumbai (Ấn Độ). Chúng tôi sẽ gặp nhau 2 tháng/lần, cứ như hẹn hò vậy. Chờ đợi dường như làm tình yêu chúng tôi sâu đậm thêm thôi", Sujata thổ lộ.

Theo một nghiên cứu của Đại học Bradford (Anh), mô hình gia đình phi truyền thống như trên đang dần phổ biến. Ngày càng nhiều cặp đôi lớn tuổi lựa chọn "phong cách" này để duy trì mối quan hệ vợ chồng. Hơn nữa, LAT còn giúp phụ nữ chống lại định kiến về giới.

Xăm tên con gái 667 lần lên người để lập kỷ lụcXăm tên con gái 667 lần lên người để lập kỷ lục Buồn vì thất tình, chàng trai ném tiền xuống phốBuồn vì thất tình, chàng trai ném tiền xuống phố Ngã ngửa về sự thật cầu thủ Hàn Quốc được cộng đồng mạng truy lùngNgã ngửa về sự thật cầu thủ Hàn Quốc được cộng đồng mạng truy lùng


Bình luận (0)
thông tin tài khoản
X
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tin mới Lẩu thập cẩm