11/10/2022 09:10 GMT+7

Khai thác tiềm năng du lịch sông Sài Gòn: Tư nhân hóa sẽ hiệu quả

TS TRẦN QUANG THẮNG (viện trưởng Viện Kinh tế quản lý TP.HCM)
TS TRẦN QUANG THẮNG (viện trưởng Viện Kinh tế quản lý TP.HCM)

TTO - Không chỉ riêng Bến Nhà Rồng, TP.HCM còn những tiềm năng du lịch thủy rất thú vị. Từ nhiều năm nay, việc khai thác các cụm di tích lịch sử và thắng cảnh ven sông Sài Gòn chưa được phát triển.

Khai thác tiềm năng du lịch sông Sài Gòn: Tư nhân hóa sẽ hiệu quả - Ảnh 1.

Người dân đi buýt đường sông tại bến Bạch Đằng - Ảnh: TỰ TRUNG

Việc đầu tư xây dựng bến thủy, chỉnh trang cảnh quan ven bờ kết hợp city tour sông nước là rất cần thiết, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội. Đây còn là cơ hội để du khách quốc tế biết đến nét đẹp đặc trưng của Sài Gòn xưa như thế nào.

Đặc biệt, Bến Nhà Rồng là một cụm di tích gắn liền với câu chuyện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Khai thác đúng cách còn góp phần gìn giữ, tôn tạo lịch sử hào hùng của dân tộc ta.

Những năm qua, tư nhân đã xây dựng và khai thác ở Bến Bạch Đằng khiến nơi đây không chỉ là một khu công viên. Hiện tại đây phục vụ buýt sông; khách đến đây tham quan, ngắm sông Sài Gòn ngày càng đông. 

Theo tôi, ở Bến Nhà Rồng cũng vậy, có thể cho tư nhân tham gia khai thác tại đây, đầu tư bến thủy cho tàu thuyền ghé... cũng sẽ tăng lượng khách tiếp cận khu bảo tàng này.

Thực tế là đường bộ vào bến lòng vòng, thường xuyên đông xe. Nếu như đường bộ đã không thuận tiện, tại sao không phát triển hướng tiếp cận từ đường thủy? Tuy nhiên, việc đầu tư khai thác ở đây cần tính toán kỹ cho phù hợp với quy hoạch chung và định hướng phát triển khu vực xung quanh.

Đồng thời, đơn vị nào khai thác thì phải đảm bảo bảo tồn được những giá trị lịch sử tại đây, không để xảy ra tình trạng nhếch nhác ven sông.

Cần có thêm thời gian để giải quyết

Trao đổi với báo Tuổi Trẻ, ông Bùi Hòa An - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM - công nhận du lịch đường thủy chưa thực sự phát triển hết tiềm năng vốn có. Sở đã tham mưu UBND TP để duy trì 410 bến thủy nội địa hiện có.

Theo ông An, nhu cầu neo đậu tàu thuyền của TP rất lớn nhưng trong quy hoạch lại không có bến. Muốn bổ sung bến thủy phải thay đổi trong quy hoạch chung. Các quận, huyện phải có văn bản đề nghị bổ sung bến thủy nội địa, Sở Giao thông vận tải TP mới có cơ sở để đề xuất.

Việc cấp phép bến thủy nội địa phải xem xét nhiều yếu tố như luồng đường thủy, địa giới hành chính... Bến thủy và hoạt động của bến tàu luôn phải có sự kết nối đồng bộ, trên bờ phải có nhà chờ và xe nối tiếp, toilet... Nhưng quy định đất ở hành lang bờ sông thì không được phép làm gì cả!

Sở Giao thông vận tải TP cũng đã có những đề nghị về sửa Luật đường thủy nội địa và một số quy định liên quan. Những vấn đề này cần có thời gian mới giải quyết được, Sở Giao thông vận tải TP hy vọng có thể chốt được những phương án phù hợp để phát triển du lịch thủy trên địa bàn.

T.DUNG ghi

Xây thương hiệu du lịch sông nước cho việc phát triển sông Sài Gòn Xây thương hiệu du lịch sông nước cho việc phát triển sông Sài Gòn

TTO - TP.HCM có mạng lưới sông rạch đan xen, dày đặc ít nơi nào so sánh được. Nếu phát huy tối đa chắc chắn đây chính là điểm nhấn, thu hút du khách trong lẫn ngoài nước.

TS TRẦN QUANG THẮNG (viện trưởng Viện Kinh tế quản lý TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên