30/03/2024 09:33 GMT+7

Idecaf công bố poster vở Lê Văn Duyệt, khán giả trầm trồ trang phục đẹp

Ngày 10-4 mới ra mắt, nhưng khi Nhà hát kịch Idecaf tung poster vở kịch lịch sử Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử, nhiều khán giả đã trầm trồ vì cho là trang phục đẹp và có vẻ sát lịch sử.

Nghệ sĩ Đình Toàn trong tạo hình Tả quân Lê Văn Duyệt - Ảnh: Nhà hát kịch Idecaf cung cấp

Nghệ sĩ Đình Toàn trong tạo hình Tả quân Lê Văn Duyệt - Ảnh: Nhà hát kịch Idecaf cung cấp

Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử (tác giả: Phạm Văn Quý, chỉnh lý kịch bản: Võ Tử Uyên, đạo diễn: Hoàng Duẩn) sẽ ra mắt khán giả tại Nhà hát Thanh Niên.

Ra Huế tìm tư liệu, trang phục cho các nhân vật Lê Văn Duyệt, Huỳnh Công Lý…

Trong kịch bản gốc của tác giả Phạm Văn Quý, tác phẩm mang tên Người mang 9 án tử

Năm 2008, vở được Nhà hát kịch TP.HCM dàn dựng mang tên Tả quân Lê Văn Duyệt với kinh phí lên đến tiền tỉ, do NSND Doãn Hoàng Giang đạo diễn, có 100 diễn viên tham gia và nghệ sĩ Quyền Linh vào vai Tả quân Lê Văn Duyệt.

Đại diện sân khấu Idecaf cho biết đã từ lâu sân khấu muốn làm kịch về ông Lê Văn Duyệt, người mà dân thành phố có lẽ ai cũng kính trọng.

Để chuẩn bị cho vở kịch, trước đó, ê kíp sản xuất đã rong ruổi ra Huế tìm tư liệu về các đời vua, tìm hiểu kiến trúc, lịch sử…

Họ tìm được một xưởng chuyên may trang phục cổ của những người trẻ, màu đằm, nhã nhặn và quan trọng là sát lịch sử.

Hồi nào giờ nhà hát có người lo trang phục riêng, lần này ê kíp quyết định đặt may hầu hết trang phục vở diễn ngoài Huế.

Chi phí riêng trang phục tính sơ sơ cũng đã ngoài 200 triệu. Giày dép, phụ kiện… "hứa hẹn" còn phát sinh.

Làm kịch lịch sử hướng tới học đường

Khi quyết định làm vở kịch này, đối tượng mà nhà hát muốn hướng tới là phục vụ học đường.

Ê kíp cho biết vì phục vụ đối tượng học sinh, mong muốn các em yêu sử Việt hơn, nên trước mắt Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử không nặng lý luận nhiều, mà tập trung vào tổng thể, đẩy mạnh sự kiện, dung hòa yếu tố nghe nhìn để thu hút các em.

Trang phục, cảnh trí là những yếu tố để các em tiếp cận, có cái nhìn, hình dung chân thật về vua chúa ngày xưa.

Nghệ sĩ tham gia cũng đa phần là tên tuổi mà các em quen thuộc như Đình Toàn (vai Lê Văn Duyệt), Đại Nghĩa (Huỳnh Công Lý), Hoàng Trinh (Đỗ Thị Phận), Hòa Hiệp (Lê Văn Khôi), Quốc Thịnh (Trương Tấn Bửu), Mỹ Duyên (Huệ Phi), Quang Thảo (Minh Mạng)…

Sau Lê Văn Duyệt, nhà hát tiếp tục lên kế hoạch cho những vở lịch sử khác như Trần Thủ Độ, Nữ đại đế Động Đình

Nghệ sĩ Đại Nghĩa vào vai Huỳnh Công Lý 

Nghệ sĩ Đại Nghĩa vào vai Huỳnh Công Lý

Nghệ sĩ Hoàng Trinh với tạo hình bà Đỗ Thị Phận 

Nghệ sĩ Hoàng Trinh với tạo hình bà Đỗ Thị Phận

Nghệ sĩ Mỹ Duyên vào vai Huệ Phi 

Nghệ sĩ Mỹ Duyên vào vai Huệ Phi

Sân khấu Idecaf đổi tên thành Nhà hát kịch IdecafSân khấu Idecaf đổi tên thành Nhà hát kịch Idecaf

Trong dịp giỗ Tổ sân khấu, sáng 25-9 ông bầu Huỳnh Anh Tuấn thông báo Sân khấu kịch Idecaf đổi tên thành Nhà hát kịch Idecaf từ tháng 9 năm nay.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên