10/07/2021 18:39 GMT+7

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Người dân trong khu phong tỏa có được nhận hàng?

LÊ PHAN
LÊ PHAN

TTO - Người dân tại đường Bùi Văn Ba, phường Tân Thuận Đông, quận 7 (khu vực hiện đang thực hiện phong tỏa) cho biết sau khi đặt hàng thì phường không cho giao nhận tại khu vực chốt, nên nhiều hàng hóa đã đặt không thể lấy.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Người dân trong khu phong tỏa có được nhận hàng? - Ảnh 1.

Chốt phong tỏa tại đường Bùi Văn Ba, quận 7 sáng 10-7 - Ảnh: LÊ PHAN

Cụ thể người này cho biết vào chiều 9-7 đã xảy ra tình trạng tương tự như trên. Sau đó người dân phản ánh thì phường lại cho giao nhận. Đến chiều 10-7, phường lại không cho giao nhận nữa, nhiều hàng hóa khi được giao tới nhưng người dân không thể ra lấy.

"Có cả rau củ, nhu yếu phẩm và nhiều đồ dùng khác. Phường không cho nhận khiến chúng tôi không biết phải làm sao", người dân nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 10-7, đại diện UBND phường Tân Thuận Đông cho biết phường cũng nhận được thông tin trên từ các chốt chặn. Phường giải thích rõ hơn để người dân được biết và đồng lòng cùng chính quyền địa phương trong công tác chống dịch.

"Khu vực đường Bùi Văn Ba đang thực hiện phong tỏa để tầm soát và kiểm soát dịch bệnh, mức độ này cao hơn chỉ thị 16. Do đó việc người dân đi ra khỏi nhà, tập trung tại chốt là rất nguy hiểm, có thể dẫn tới lây nhiễm chéo.

Nếu không chấp hành nghiêm, cứ để tình trạng này xảy ra rất có thể thời gian dập dịch sẽ còn kéo dài hơn nữa", vị này nói.

Tuổi Trẻ Online đặt câu hỏi vậy các mặt hàng như rau củ, nhu yếu phẩm cũng không được nhận thì người dân sẽ sinh hoạt như thế nào?

Vị này cho biết hiện tại tuyến đường Bùi Văn Ba có 4 cửa hàng tiện ích cung cấp thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân. Các xe chở rau củ, thực phẩm vẫn được ra vào nên việc thiếu lương thực là không thể xảy ra, phường đã tính toán rất kỹ.

Những mặt hàng người dân đặt chủ yếu là qua online như trang thiết bị, quần áo, đồ dùng… trong số này có nhiều mặt hàng không thiết yếu, không cần thiết. Ngoài ra dù có đầy đủ nhu yếu phẩm nhưng người dân vẫn nhờ mua gửi vào. Việc đi ra nhận hàng, tập trung như vậy sẽ gây khó cho việc kiểm soát dịch.

Quận cũng có văn bản quy định ai được ra vào chốt, trong đó những người được ra vào gồm người dân đi cấp cứu, khám chữa bệnh. Người kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như gas, điện, nước, nhân viên ngân hàng, thành viên Ban chỉ đạo chống dịch (yêu cầu có giấy xét nghiệm trong vòng 3 ngày với xét nghiệm nhanh và 7 ngày với PCR).

"Tôi mong người dân có thể hiểu, chấp hành cùng chính quyền để việc kiểm soát dịch bệnh thuận lợi, nhanh chóng." - đại diện phường Tân Thuận Đông chia sẻ.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19

Bắt đầu từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ trong 15 ngày để dập dịch.

Sài Gòn mình chống dịch thấy thật dễ thương Sài Gòn mình chống dịch thấy thật dễ thương

TTO - Ngày thứ hai TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, nhịp sống có đôi phần chậm rãi, ngưng đọng lại. Cả thành phố đang căng mình chống dịch, đồng hành cùng chính quyền, nhiều người dân cũng có những cách chống dịch thật dễ thương.

LÊ PHAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên